Trạng Trình và 10 danh nhân tuổi Hợi nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

10 danh nhân tuổi Hợi nổi tiếng trong nghìn năm lịch sử là vị vua lừng lẫy, nhà khoa bảng hàng đầu, danh tướng tài ba trên chiến trường.

Vua Lý Thánh Tông có tên húy là Nhật Tôn, sinh năm Quý Hợi (1023). Sau khi lên ngôi năm 1054, vua đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt. Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khoan giảm hình phạt, nâng cao sức mạnh của Đại Việt, mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Đánh giá về vua, sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: "Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt".

Vua Lý Thánh Tông có tên húy là Nhật Tôn, sinh năm Quý Hợi (1023). Sau khi lên ngôi năm 1054, vua đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt. Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khoan giảm hình phạt, nâng cao sức mạnh của Đại Việt, mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Đánh giá về vua, sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: "Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt".

Vũ Hữu sinh năm Quý Hợi 1443 ở huyện Bình Giang, Hải Dương. Ông được xem là nhà toán học nổi tiếng đầu tiên của nước ta. Vũ Hữu và Lương Thế Vinh là hai nhà toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến. Công trình toán học "Lập thành toán pháp" gồm cách đo ruộng, tính diện tích ruộng; hình vẽ các thửa ruộng có hình phức tạp. Cách tính diện tích loại ruộng này là một thành tựu toán học lớn của nước ta thời phong kiến.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi 1491, được đánh giá là một trong những danh nhân có vai trò quan trọng nhất trong sử Việt. Năm 1545, ông đã khuyên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, mở ra cơ đồ 400 năm cho họ Nguyễn. Ông cũng khuyên chúa Trịnh không cướp ngôi nhà Lê để tránh nạn can qua, nhờ đó nhà Lê - Trịnh tồn tại tới hơn 300 năm; khuyên nhà Mạc dời đô về Cao Bằng để dung thân thêm 60 năm nữa.

Nguyễn Nghiêu Tư sinh năm Quý Hợi (1383), quê huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Ông trở thành người đỗ trạng nguyên lớn tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam khi đã 65 tuổi. Sinh năm Hợi, tháng Hợi, ông còn được biết đến với biệt danh Trạng Lợn. Xuất thân từ gia đình nghèo khổ, lúc nhỏ phải đi chăn trâu thuê cho nhà giàu, tu chí học hành để đỗ đạt khi lớn tuổi, Nguyễn Nghiêu Tư là tấm gương về lòng hiếu học cho hậu thế noi theo.

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên là con trai của Nguyễn Hoàng, sinh năm Quý Hợi (1563). Ông là vị chúa tài giỏi bậc nhất của dòng họ Nguyễn. Nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo, kết thân với các nước lân bang như Chân Lạp, Nhật Bản, chúa Sãi đã mở rộng được lãnh thổ nước ta về phía Nam như lập thương cảng Hội An, xác lập chủ quyền ở Biên Hòa, Vũng Tàu, thoát khỏi sự kiềm chế của Chúa Trịnh. Chính ông đã tạo nên nền ngoại thương hàng hải mạnh ở Đàng Trong, với biểu tượng là Hội An - thương cảng chính ở cả Việt Nam lẫn Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Theo sách "Nhà Tây Sơn", Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc sinh năm Quý Hợi (1743). Ông xuất thân từ cậu bé nông dân, lớn lên làm nghề buôn trầu khắp vùng Tây Sơn, Bình Định, được thầy Trương Văn Hiến chỉ dạy cho cả văn lẫn võ. Sau này, ông cùng 2 em trai là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đứng lên khởi nghĩa, lập nên nhà Tây Sơn. Ông chính là hoàng đế đầu tiên của vương triều này, trị vì từ năm 1778-1788.

Minh Mạng sinh năm Tân Hợi (1791), được đánh giá là vị vua cai trị giỏi nhất của nhà Nguyễn. Dưới thời Minh Mạng, lãnh thổ Đại Nam được mở rộng. Đại Nam trở thành quốc gia hùng mạnh nhất khu vực, được các nước lân bang kính nể.

Mai Anh Tuấn sinh năm Ất Hợi (1815), tên chính là Mai Thế Tuấn, quê ở xã Thạch Giản, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 28 tuổi, ông thi đỗ thám hoa. Dưới thời vua Tự Đức, ông có công lớn trong công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc chống thổ phỉ nhà Thanh. Trong trận đánh năm 1855 ở Lạng Sơn, ông hy sinh nơi biên ải. Sau khi ông mất, sĩ phu đều tưởng nhớ phong tiết, ở quê nhà Thanh Hóa và tỉnh thành Lạng Sơn cũng nhớ công, dựng đền thờ. Ông cũng được thờ phụng tại đền Trung Nghĩa ở kinh thành Huế.

Tôn Thất Thuyết sinh năm Kỷ Hợi (1839), quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triêùTự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi. Giữ chức vụ tối cao của triều Nguyễn, Tôn Thất Thuyết có công phò tá vua Hàm Nghi kháng chiến chống Pháp. Ông chính là người đã thay mặt vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương, kêu gọi sĩ phu, văn thân đứng lên chống giặc cứu nước. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, ông tiếp tục bôn ba tìm đường cứu nước, cuối cùng mất ở xứ người.

Phan Kế Bính sinh năm Ất Hợi (1875) ở phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đỗ Cử nhân nhưng không ra làm quan, ông ở nhà dạy học. Trong thời gian này, ông công khai hưởng ứng phong trào Duy Tân, nhưng không trực tiếp chỉ đạo. Từ 1907, ông bắt đầu viết cho nhiều tờ báo trong nước. Trong số rất nhiều cuốn sách viết về lịch sử, văn hóa của ông, "Việt Nam phong tục" là tác phẩm rất công phu, giá trị, khái quát được các phong tục, tập quán, lễ nghi quan trọng của người Việt.

Vì sao quan niệm 'Heo vàng' và 12 con giáp ở nhiều nước lại khác nhau? 12 con giáp là hình ảnh có dấu ấn sâu sắc trong văn hóa Việt Nam và cả phương Đông, nhưng không phải nước nào cũng có 12 con giáp như nhau.

Như Ý - Thanh Điệp

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/trang-trinh-va-10-danh-nhan-tuoi-hoi-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam-post913424.html