Trận thua thảm khiến Mỹ phải tưới xăng phi tang xác đồng đội

Là trận đầu tiên ta dụ quân Mỹ lên Tây Nguyên, tư tưởng chỉ đạo là đánh một trận phủ đầu, tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của địch, để chúng phải khiếp sợ nhớ đời.

Từ ngày 19/10 đến ngày 26/11/1965, bộ đội chủ lực của ta tại Mặt trận Tây Nguyên, mở chiến dịch Plei Me chạm trán tực tiếp với lực lượng tinh nhuệ bậc nhất của Hoa kỳ, đó là Sư đoàn Kỵ binh số 1, hay còn được biết đến với cái tên Sư đoàn Kỵ binh bay.

Từ ngày 19/10 đến ngày 26/11/1965, bộ đội chủ lực của ta tại Mặt trận Tây Nguyên, mở chiến dịch Plei Me chạm trán tực tiếp với lực lượng tinh nhuệ bậc nhất của Hoa kỳ, đó là Sư đoàn Kỵ binh số 1, hay còn được biết đến với cái tên Sư đoàn Kỵ binh bay.

Với biên chế 15.787 binh sĩ, 434 máy bay, 1.600 xe các loại, 54 khẩu pháo 105mm, 78 dàn rocket lắp trên máy bay lên thẳng vũ trang... Sức cơ động cao, hỏa lực mạnh, có thể tham chiến bất cứ lúc nào, đổ bộ ở bất kỳ đâu, bảo đảm cho sư đoàn này có một khả năng, "mà không một lục quân nào khác trên thế giới ngày nay có được" như chính McNamara nhận xét.

Đầu tháng 10/1965, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên nhận được điện thông qua quyết tâm và kế hoạch chiến dịch Plei Me của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh. Phạm vi của chiến dịch được xác định, diễn ra trên địa bàn rộng lớn trong tứ giác Plei Me- Bàu Cạn - Đức Cơ- Ia Drang với phạm vi không gian khoảng 1.200 km2.

Khu vực quyết chiến với quân Mỹ được Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên xác định, là thung lũng Ia Drang dưới chân núi Chư Prông, cách đồn Plei Me 25 km về phía tây. Nhiệm vụ của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận chủ lực của đối phương, gây càng nhiều thiệt hại cho địch càng tốt. Cách đánh được ta lựa chọn là "vây điểm, diệt viện".

Lực lượng ta tham gia chiến dịch có Trung đoàn 320 được bố trí mai phục ven đường 21, đây là tuyến đường bộ duy nhất nối Pleiku với Plei Me. Trung đoàn 66 được bố trí tại thung lũng Ia Drang, đây là lực lượng chủ yếu tiêu diệt quân tiếp viện Mỹ. Trung đoàn 33 có nhiệm vụ bao vây đồn Plei Me và tiêu diệt một số cứ điểm ngoại vi.

Ngoài ra, có sự hỗ trợ của tiểu đoàn đặc công 952, 1 tiểu đoàn pháo binh 105 ly, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 mm và lực lượng vũ trang địa phương. Các xã trên địa bàn huyện chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng chi viện với bộ đội chủ lực từ chuẩn bị chiến trường, trinh sát địa hình, huy động vật chất, lương thực, thực phẩm, nước uống…phục vụ chiến trường.

Đêm ngày 19/10, chiến dịch Plei Me mở màn, các đơn vị đồng loạt nổ súng trên một phạm vi rộng lớn từ Đức Cơ, Tân Lạc; vây ép cứ điểm Plei Me và tiêu diệt tiền đồn Chư Ho. Ngày 20, 21 và 22/10, địch điều không quân, pháo binh đánh phá dữ dội quanh Plei Me, nhưng không phá vỡ được vòng vây của ta, buộc địch phải đưa lực lượng từ Pleiku đến giải cứu.

Chiều ngày 23/10, lực lượng giải vây của địch lọt vào trận địa phục kích của Trung đoàn 320. Ngay từ những phút đầu, Trung đoàn đã bắn cháy một nửa số xe tăng, xe bọc thép của địch. Sau 10 giờ chiến đấu, Trung đoàn 320 đã làm chủ trận địa. Ngày 26/10, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định mở vây, sẵn sàng chờ đánh quân Mỹ tới cứu viện.

Từ ngày 29/10 đến 19/11, địch cho máy bay lên thẳng đổ quân theo lối "nhảy cóc", chuẩn bị bàn đạp, bãi đáp máy bay lên thẳng, định đánh bất ngờ phía sau đội hình chiến dịch của ta. Phán đoán đúng ý đồ của địch, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định chọn thung lũng Ia Drăng, làm điểm quyết chiến tiêu diệt lực lượng Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ.

Ngày 10/11, tướng Kina điều Lữ đoàn 3 kỵ binh đổ quân xuống Bàu Cạn và Plei Ngo, ngay lúc địch triển khai thế trận, đêm 11/11, tiểu đoàn đặc công 952 và du kích xã E5 (Ia Phìn) và các chiến sĩ vũ trang biệt động thị xã Pleiku bất ngờ tập kích vào Sở chỉ huy hành quân và sân bay dã chiến.

Ngay từ lúc địch vừa đổ bộ, chưa kịp chuẩn bị, đã bị lực lượng của Trung đoàn 66 được bố trí trước đó tại thung lũng Ia Drang chặn đánh, tiêu diệt. Ðối phương bị dồn xuống thung lũng Ia Drăng, tại đây, từ đêm ngày 16 và ngày 17/11, giữa ta và địch đã diễn ra những trận đánh quyết liệt, trong đó, có những trận "giáp lá cà".

Trong nguy khốn, địch dùng cả máy bay ném bom chiến lược B-52 rải thảm, dùng xăng đặc đốt các cánh rừng và dùng pháo hạng nặng bắn tới 4.000 quả đạn để yểm trợ cho quân Mỹ và để phi tang xác của đồng bọn. Trong cơn hỗn loạn, máy bay Mỹ thậm chí còn rải bom lên chính đầu quân Mỹ, khiến hàng chục tên chết cháy tại chỗ.

Trước sức tiến công mãnh liệt của ta, ngày 19/11/1965, số lính Mỹ sống sót được máy bay lên thẳng đưa về căn cứ An Khê, bỏ lại sau lưng cảnh hoang tàn, xơ xác của chiến tranh và hơn cả là sự thảm bại chua chát với xác lính Mỹ, máy bay lên thẳng, xe quân sự ngổn ngang...

Sau hơn một tháng chiến đấu, chủ động, liên tục tiến công bằng chiến thuật "vây điểm, diệt viện", quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 2.970 tên địch, trong đó có 1.700 lính Mỹ, xóa sổ tiểu đoàn 1, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 2 Sư đoàn kỵ binh bay số 1, bắn rơi 59 máy bay lên thẳng, phá hủy 89 xe quân sự và nhiều pháo, súng các loại.

Chiến thắng Plây Me đã chứng minh rằng quân ta có thể tiêu diệt tiểu đoàn lính Mỹ; phá chiến thuật cơ động bằng máy bay lên thẳng; đánh bại những đơn vị tinh nhuệ, trang bị hiện đại nhất của Mỹ trong chiến tranh cục bộ ở Miền Nam. Nguồn ảnh: TL.

Những ngón nghề "xuất quỷ nhập thần" của bộ đội Đặc công Việt Nam được lưu truyền tới tận ngày nay. Nguồn: QPVN.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tran-thua-tham-khien-my-phai-tuoi-xang-phi-tang-xac-dong-doi-1505763.html