Trán sân bay, không lông mày - tiêu chuẩn làm đẹp kỳ lạ của phụ nữ xưa

Để trở thành mỹ nhân, phụ nữ xưa đã áp dụng nhiều bí quyết gìn giữ sắc đẹp kỳ lạ đến mức kỳ dị.

Trán "sân bay", không lông mày. Cuối thế kỷ 14, vầng trán rộng cùng hàng chân mày cao được coi là chuẩn mực sắc đẹp của phụ nữ thời Phục Hưng. Theo sử sách ghi lại, người đầu tiên lăng xê cho xu hướng này là nữ hoàng Isabeau xứ Bavaria. Để có được vẻ ngoài hợp thời, nhiều chị em đã chấp nhận cạo sạch phần tóc trước trán và sau gáy của họ, thậm chí cả lông mày. Ảnh: Piero della Francesca/The National Gallery.

Không chỉ cạo đi hàng chân mày tự nhiên của mình, phụ nữ châu Âu thời Trung Cổ và Phục Hưng còn ưa chuộng một phương thức làm đẹp khác: nhổ lông mi. Thời ấy, người ta cho rằng hàng mi dài yêu kiều là biểu tượng cho sự lẳng lơ, không đoan chính. Vì vậy, để khẳng định sự trong trắng của mình, các quý bà, quý cô đã nhổ hết lông mi tự nhiên của mình. Ảnh: Johannes Vermeer/The Met Museum.

Dù ở thời đại nào, một làn da trắng sáng vẫn luôn là thứ nhiều chị em khao khát. Vào thế kỷ 17, nước da trắng nhợt, lộ gân xanh trở thành xu hướng làm đẹp thịnh hành nhất tại Anh Quốc. Một cô gái thời đó được coi là "mỹ nhân" khi sở hữu làn da trắng sứ, trông mong manh và nhợt nhạt để thể hiện sự giàu có của tầng lớp quý tộc. Ảnh: Cornelius Johnson/Dulwich Picture Gallery.

 Người khởi xướng trào lưu làm đẹp này chính là nữ hoàng Elizabeth I. Nhằm che đi những vết sẹo đậu mùa và tàn nhang trên mặt, bà đã nghĩ ra cách thoa phấn làm cho gương mặt trắng bệch, đồng thời sử dụng màu son đỏ đậm, lông mày tỉa nhỏ và tóc vấn cao để lộ trán. Cách trang điểm của nữ hoàng nhanh chóng trở thành xu hướng phổ biến trong giới thượng lưu như một dấu hiệu cho sức khỏe, giàu có và sung túc. Để duy trì nước da tiêu chuẩn như vậy, họ đã dùng một loại hỗn hợp gồm chì cacbonat (thường được dùng trong hội họa), giấm, lưu huỳnh, phèn hoặc tro thiếc để bôi mặt. Tuy nhiên, loại phấn này đã để lại trên làn da của các quý cô những tổn thương không thể cứu vãn. Nhiều người bị nhiễm độc chì nặng đến mức gương mặt dần ngả vàng và xỉn màu vĩnh viễn. Ảnh: Wikimedia Commons.

Người khởi xướng trào lưu làm đẹp này chính là nữ hoàng Elizabeth I. Nhằm che đi những vết sẹo đậu mùa và tàn nhang trên mặt, bà đã nghĩ ra cách thoa phấn làm cho gương mặt trắng bệch, đồng thời sử dụng màu son đỏ đậm, lông mày tỉa nhỏ và tóc vấn cao để lộ trán. Cách trang điểm của nữ hoàng nhanh chóng trở thành xu hướng phổ biến trong giới thượng lưu như một dấu hiệu cho sức khỏe, giàu có và sung túc. Để duy trì nước da tiêu chuẩn như vậy, họ đã dùng một loại hỗn hợp gồm chì cacbonat (thường được dùng trong hội họa), giấm, lưu huỳnh, phèn hoặc tro thiếc để bôi mặt. Tuy nhiên, loại phấn này đã để lại trên làn da của các quý cô những tổn thương không thể cứu vãn. Nhiều người bị nhiễm độc chì nặng đến mức gương mặt dần ngả vàng và xỉn màu vĩnh viễn. Ảnh: Wikimedia Commons.

Vòng eo con kiến: Từ khoảng thế kỷ 13, phụ nữ châu Âu đã bắt đầu sử dụng áo nịt (corset) để tôn vinh thân hình của mình. Theo một số chuyên gia, đỉnh cao của trào lưu này là thời kỳ trị vì của vương hậu nước Pháp Catherine de Medici. Họ thường mặc những tấm áo nịt thật chặt để tạo eo nhỏ, hông rộng tựa đồng hồ cát. Ảnh: Wikimedia Commons.

Với khả năng thắt chặt đến tận 25,4cm vòng eo, loại áo này khiến các quý cô khó thở, đi lại khó khăn và thậm chí là dồn ép các cơ quan nội tạng, để lại những hậu quả nghiêm trọng. Họ dùng áo nịt bó thật chặt để tạo eo nhỏ, hông to theo kiểu thân hình đồng hồ cát. Loại áo này khiến các quý cô khó thở, đi lại khó khăn và thậm chí là dồn ép các cơ quan nội tạng đến chảy máu và để lại những hậu quả nguy hiểm. Ảnh: Wikimedia Commons.

Bó chân gót sen: Ở thời phong kiến Trung Quốc, tục lệ bó chân để tạo hình "gót sen" được coi là chuẩn mực vẻ đẹp lúc bấy giờ. Người xưa gọi phương thức này bằng những cái tên hết sức mỹ miều như "gót sen" hay "gót huệ", ý chỉ kích thước nhỏ nhắn và dáng điệu đi đứng không vững tựa cành hoa trước gió của phái nữ sau khi bó chân. Tuy nhiên, cách thức để có được bàn chân "gót sen" lại vô cùng tàn nhẫn. Quá trình bó chân đau đớn đến mức có người đã nói rằng: “Người con gái bó chân phải khóc hàng xô nước mắt”.Việc bó chân được tiến hành từ khi các bé gái mới chỉ khoảng 2 - 5 tuổi, khi xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện. Ảnh: United States Library of Congress.

Trước hết, chân của các bé sẽ được ngâm và xoa bóp trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật. Sau đó, người bó chân sẽ dùng lực bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân; tiếp đến là bẻ gãy vòm bàn chân và quấn chặt bằng băng vải. Quá trình bó chân thường diễn ra trong hai năm. Trong thời gian đó, người ta nhiều lần tháo băng vải để đánh thật mạnh vào lòng bàn chân các bé gái, làm vỡ nát xương. Họ còn bắt các bé đi lại trên nền nhà để bàn chân được "mềm mại" hơn. Bên cạnh những đau đớn tột cùng trong quá trình bó chân, trào lưu "gót sen" này còn khiến phụ nữ gặp nhiều biến chứng như bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí là hoại tử do nhiễm trùng. Ảnh: Wikimedia Commons.

Nuôi móng tay dài: Để móng tay dài là trào lưu cực thịnh dưới triều đại nhà Thanh của Trung Quốc. Người đương thời quan niệm rằng, ai có móng tay càng dài thì địa vị xã hội càng cao vì không phải đụng tay vào công việc lao động nào.Những người nuôi móng đều chỉ để dài ngón út và áp út. Để tránh làm gãy móng tay, người triều Thanh thường đeo hộ chỉ - chiếc "ốp" chuyên dụng để bảo vệ và trang trí ngón tay. Ảnh: Wikimedia Commons.

Trang Minh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/tran-san-bay-khong-long-may-tieu-chuan-lam-dep-ky-la-cua-phu-nu-xua-post1084444.html