Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm đặc sắc tư tưởng, văn hóa

Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc tế nhân kỷ niệm 760 năm Đản sinh và 710 năm ngài nhập Niết bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông diễn ra ngày 6/12, tại Khu di tích danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.

Hội thảo do UBND tỉnh Quảng Ninh, Đại học quốc gia Hà Nội,Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham dự của gần 1.000 đạibiểu trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủtịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Sự kiện nhằm tưởngnhớ và ghi nhận những đóng góp to lớn về mặt tư tưởng và văn hóa của một bậc tiềnnhân xuất chúng của dân tộc, một bậc chân tu liễu ngộ của Phật giáo Việt Nam.Qua đó phát huy những giá trị nhân bản, nhân văn cao quý của ngài vào đời sốngthực tiễn, từ đó nâng cao Phật chấn trong các hoạt động Phật sự, góp phần pháttriển bền vững Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Hội thảo cũng nhằm mục đích phát huy trí tuệ, tâm huyết củagiới khoa học trong và ngoài nước nhằm thảo luận, làm rõ thêm, đồng thời khaithác, phát huy những nội dung, giá trị đặc sắc trong di sản tư tưởng, văn hóa củaTrần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm, đặt trong dòng chảy liên tục của lịch sửtừ quá khứ đến hiện tại và định hướng tương lai, với không gian mở rộng từ dântọc đến nhân loại, với hướng tiếp cận chuyên ngành và liên ngành nghiên cứu trườnghợp và nghiên cứu so sánh...

Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, “ Phật giáo Trúc Lâm dươísự lãnh đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã phát huy một cách toàn diện tư tưởng“ Hòa Quang Đồng Trần” của Tuệ Trung Thượng Sĩ, tư tưởng Phật học của Phật hoàng Trần Nhân Tông được kếthừa và phát huy từ nguồn tuệ giác của các bậc thiền sư lỗi lạc đương thời.

Ngài đã giản lược phương pháp tu hành không câu nệ vào hình thức hay chấp trướcvào văn tự, phát huy nội lực và định hướng cho người học Phật quay về tánh giácvốn thường hằng nơi con người đó là “ Bụt ở trong nhà chẳng phải xa”, “ Tịnh Độlà trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây Phương; óc đã là tính sáng soi mựa phảinhọc nhằn tìm về Cực Lạc”, đó là “ Biết Chân Như, tin Bát Nhã, chớ cầu tìm PhậtTổ Tây Đông; chứng thực tướng, tỏ vô vi, nào nhọc công kinh thiên Nam Bắc”.

Hội thảo được tổ chức nhằm kỷ niệm 760 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh và 710 năm ngài nhập niết bàn.

Qua đó, chúng ta có thểnhận định, giá trị tư tưởng Phật học của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Phật giáoTrúc Lâm là triết lý sống đạo chân thường, nhìn thẳng vào thực tế để nội soi vàphản tỉnh, đồng thời với tư tưởng “ Phật tại tâm”, Phật giáo Trúc Lâm khôngphân biệt Tăng hay tục, xuất gia hay tại gia mà chủ trương giúp người học Phậtnhận diện bổn tâm, liễu ngộ Phật tánh, tin nhân quả, sống chân thường, trau dôìđức hạnh bằng nếp sống từ bi, thực hành thập thiện và sự nỗ lực tham cứu đểphát khởi ánh sáng tuệ giác, đường lối tu tập giản đơn nhưng mạc lạc, caothâm....

Đặc biệt,tư tưởng thống nhất các tổ chức thiền phái trongsinh hoạt Phật giáo thời nhà Trần, do Phật hoàng Trần Nhân Tông phát khởi và thựchiện, nó không chỉ có giá trị sau khi Phật giáo Trúc Lâm ra đời, mà tư tưởng thốngnhất tổ chức đó còn mang lại những kết quả to lớn cho Phật giáo thời nhà Trầnvà cho Phật giáo Việt Nam trong mọi thời đại sau này, cũng như sự hội nhập củaPhật giáo Việt Nam trên trường quốc tế.

Với 141 tham luận của145 học giả trong đó có 34 học giả quốc tế đến từ 10 quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan... cùng hơn 400 nhàkhoa học và các đại biểu là các tăng ni, phật tử cũng như đại diện của các cơquan trung ương và địa phương, Hội thảo đã làm rõ và sâu sắc hơn những giá trịtư tưởng, văn hóa đặc sắc của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm, vai trò, ảnh hưởng trong lịchsử, hiện tại và xu hướng tương lai. Phật giáo tại các quốc gia trong khu vực vàtrên thế giới- tiếp cận địa văn hóa và nghiên cứu so sánh. Phật giáo và các vấnđề đời sống con người đương đại.

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/van-hoa/tran-nhan-tong-va-phat-giao-truc-lam-dac-sac-tu-tuong-van-hoa/20181206112916794