Trăn khổng lồ tấn công, siết chết người phụ nữ ở Indonesia

Mới đây, thi thể một người phụ nữ trung tuổi được tìm thấy sau khi bị trăn khổng lồ dài tới 7m tấn công, siết chết ở Indonesia.

Theo thông tin đăng tải, xác của người phụ nữ được phát hiện ở khu rừng thuộc làng Kondawa, quận Pasarwajo, Buton Regency, Đông Nam Sulawesi, Indonesia.

Thi thể người phụ nữ bị trăn khổng lồ siết chết ở Indonesia.

Thi thể người phụ nữ bị trăn khổng lồ siết chết ở Indonesia.

Ngay sau đó, cảnh sát trưởng Buton Herman đã xác nhận vụ việc và cho biết, người phụ nữ xấu số tên là Wa Sogo, 55 tuổi, người địa phương. Cô đã bị con trăn khổng lồ dài tới 7m tấn công dữ dội khi băng qua khu rừng để trở về nhà vào buổi chiều tối.

Ngay sau đó, sự việc được người cùng làng La Sini phát hiện và báo cáo cảnh sát. Trong lúc chờ cảnh sát, anh La Sini kêu gọi một người khác giúp đỡ. Cả hai lập tức giết chết con trăn khổng lồ nhưng thật không may, khi được giải cứu, cô Wa Sogo đã không còn dấu hiệu sự sống.

Rất có thể, nếu không có sự phát hiện của anh La Sini, cô Wa Sogo không những bị trăn khổng lồ giết chết mà còn bị nó ăn tươi nuốt sống.

Sau khi sự việc được truyền thông đưa tin, rất nhanh đã thu hút sự chú ý của dư luận. Đa số mọi người đều cảm thấy sợ hãi và thương xót cho nạn nhân.

Sau vụ việc, cảnh sát trưởng Buton Herman cũng kêu gọi người dân địa phương thận trọng hơn. Anh nhắc nhở mọi người không nên đi rừng một mình, tránh tình trạng tương tự như cô Wa Sogo.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân thực sự đứng sau các vụ trăn tấn công người này chính là các nông trại trồng cọ - được trồng phổ biến ở Indonesia. Địa danh này cũng là một trong hai nông trại thu hoạch dầu cọ lớn nhất thế giới thuộc.

Những đồn điền cọ đã xâm chiếm môi trường sống của loài trăn khổng lồ.

Tuy nhiên, nơi phù hợp nhất để trồng cọ lại là các vùng đất nhiệt đới, nơi trăn khổng lồ đang phát triển mạnh. Hệ lụy của quá trình này là môi trường sống của các loài vật bị thay đổi, trong đó có trăn khổng lồ. Chúng vì thế mà phải di chuyển gần về phía con người, khiến khả năng 2 bên đụng độ tăng lên.

Hơn nữa, các gốc cọ cũng vô tình trở thành "mái ấm" tự nhiên dành cho các loài gặm nhấm, béo múp mập mạp. Nơi nào có chuột, trăn rắn phải ở đó để triệt chúng. Chỉ tiếc là con người cũng ở đó, thế mới xảy ra tai họa.

Minh Khôi (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/tran-khong-lo-tan-cong-siet-chet-nguoi-phu-nu-o-indonesia-a279296.html