Trần Khát Chân và chiến công đánh tan quân Chiêm Thành

Đánh tan quân Chiêm Thành, cứu nhà Trần khỏi nguy cơ ngoại bang xâm chiếm, là chiến công hiển hách của danh tướng Trần Khát Chân.

Theo "", năm Kỷ Tỵ (1389), vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga lại dẫn quân tiến đánh kinh thành Thăng Long. chống cự nhưng trúng kế của giặc, nhanh chóng thất bại, thiệt hại nặng nề, phải bỏ chạy thục mạng.

Vua Chiêm Thành tử trận, giặc ngoại xâm tan vỡ

Lúc đó, Trần Khát Chân (1370-1399, người làng Hà Lãng, phủ Vĩnh Ninh, nay là xã Hà Lương, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), chỉ là quan võ cấp thấp, trẻ tuổi. Vì tình thế bí bách, thượng hoàng Trần Nghệ Tông buộc phải sai ông cầm quân Long Tiệp đánh trả.

Trần Khát Chân. Tranh minh họa: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Trần Khát Chân. Tranh minh họa: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Quân Trần xuất phát từ sông Lô, đến Hoàng Giang (Ninh Bình) gặp quân Chiêm Thành. Quan sát thấy địa hình khó tổ chức đánh trả, Trần Khát Chân bèn lui về giữ sông Hải Triều (Thái Bình).

Chế Bồng Nga cùng hàng tướng Trần Nguyên Diệu dẫn hơn trăm chiến thuyền đến dò xét cách bài binh bố trận của quân Trần.

Khi chiến thuyền Chiêm Thành chưa kịp ổn định hàng ngũ, tên thuộc hạ Ba Lậu Kê bị Chế Bồng Nga trách phạt, sợ bị giết, đã chạy sang trại quân Trần. Hắn chỉ vào chiến thuyền sơn màu xanh, nói với Trần Khát Chân đó là nơi Chế Bồng Nga ở.

Trần Khát Chân liền hạ lệnh cho quân sĩ nhả đạn thẳng vào thuyền vua Chiêm. Chế Bồng Nga trúng đạn chết ngay tại trận, quân địch tan vỡ. Trần Khát Chân sai giám quân Lê Khắc Khiêm về Thăng Long báo tin thắng trận.

Theo một số tài liệu lịch sử, lúc đó canh ba, thượng hoàng đang ngủ say, giật mình tỉnh giấc, ngỡ là quân giặc đã đánh vào tận ngự doanh. Sau biết tin thắng trận, vua vui mừng, cho gọi các quan đến. Trần Khát Chân được phong làm Long Tiệp Phụng Thần Nội vệ Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan Nội Hầu.

Thượng đẳng phúc thần

Trần Khát Chân thuộc dòng dõi của Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng - người có công đánh đuổi quân Nguyên xâm lược, nổi tiếng với câu nói: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Đền thờ Trần Khát Chân ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

Từ nhỏ, ông nổi tiếng ham học, có tiếng văn võ song toàn. Năm 1388, Trần Khát Chân thi đỗ thái học sinh (tiến sĩ), được triều đình phong là tướng chỉ huy đội quân Long Tiệp.

Bấy giờ, triều Trần bắt đầu suy vi. Chiến tranh liên miên, khốc liệt với các lân bang, đặc biệt là Chiêm Thành, làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt. Các vua cuối triều Trần thời này không giỏi, thường bị quần thần lấn át. Chiến thắng của tướng Trần Khát Chân khiến cho quân Chiêm Thành phải lui binh nhưng cũng khó cứu vãn được sự sụp đổ của nhà Trần sau đó.

Quốc gia suy yếu, vua bất tài, Hồ Quý Ly ngày một chuyên quyền, mưu cướp ngôi của họ Trần ngày càng lộ rõ.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", mùa hè năm 1399, Hồ Quý Ly tổ chức hội thề trên đỉnh núi Đốn Sơn (Thanh Hóa), Trần Khát Chân và một số thân đảng tính chuyện ám sát, trừ hậu họa. Việc không thành, Trần Khát Chân, cùng phe cánh bị Hồ Quý Ly tiêu diệt, gia đình ông gặp họa lớn.

Dù không thể bảo vệ được cơ đồ nhà Trần, bản thân và gia đình bị sát hại, với những chiến công cùng tấm lòng trung nghĩa, ông được sử sách ca ngợi, xem là một trong những danh tướng tiêu biểu của triều Trần và nước Việt.

Các triều đại phong kiến về sau đều có sắc phong cho Trần Khát Chân và Trần Nguyên Hạng làm Thượng đẳng phúc thần.

Có tới 29 làng xã khác ở Thanh Hóa, kinh thành Thăng Long từng lập đền thờ ông. Tên Trần Khát Trân được dùng để đặt cho những con đường ở một số địa phương của nước ta.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tran-khat-chan-va-chien-cong-danh-tan-quan-chiem-thanh/20210130031457867