Trận đấu tử thần

Bộ phim được xây dựng dựa trên câu chuyện cảm động, có thật xảy ra trong thời kỳ chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô-viết.

Cảnh trong phim "Trận đấu"

Các khán giả lớn tuổi của màn ảnh bạc chắc hẳn còn nhớ bộ phim đen trắng của Liên-xô với nhan đề “Hiệp 3” (Tên chính thức của phim là “trận đấu”), được trình chiếu vào những năm 70 của thế kỷ trước.

Ngày 22/6/1942, tại thành phố Ki-ev đang bị chiếm đóng, chính quyền Đức quốc xã tại thành phố đã tổ chức một trận giao hữu bóng đá giữa một bên là các cầu thủ đội Đi-na-mô Ki-ev, đang bị quản thúc và bên kia là những cầu thủ Đức, bao gồm những quản giáo, sỹ quan, binh lính Đức đang đồn trú tại Ki-ev, nhằm xoa dịu dân chúng.

Quân Đức hài lòng với sự khởi đầu của trận đấu vì các cầu thủ của chúng ghi bàn đầu tiên, nhưng tới cuối hiệp 1, các cầu thủ vừa đói khát vừa kiệt sức của đội “Đi-na-mô Ki-ev” huyền thoại đã san bằng, rồi nâng dần tỷ số lên 3-1.

Trong giờ giải lao giữa 2 hiệp, họ đã được “đề nghị” “giảm bớt nhiệt”, song sang hiệp 2, họ còn thêm 2 lần nữa làm rung lưới đối phương.

Mỗi bàn thắng là một lần cả khán đài sân vận động nổ tung trong niềm vui vỡ òa. Khán giả hô to: “Chúng ta đã chiến thắng trong bóng đá và nhất định sẽ giành thắng lợi ngoài mặt trận!”.

Họ đâu có hay biết rằng các cầu thủ đã được cảnh báo từ trước, và tai họa đang chờ đón họ sau trận đấu…

Từ sân vận động, các cầu thủ được chở thẳng đến trại tập trung ở Xur-tre, các cầu thủ Nhi-cô-lai Tru-xê-vich, Nhi-cô-lai Cô-rốt-kich, I-van Cuz-men-cô, A-lếc-xây Cli-men-cô bị xử bắn ngay tại Ba-biêm I-a-ru. Câu chuyện huyền thoại trong phim là như thế.

Ngay sau khi đăng tin khởi quay bộ phim “Trận đấu”, có hai nữ độc giả gọi điện đến tòa soạn, chia sẻ những thông tin mà họ được biết về những nhân vật ngoài đời, được dựng lại trong phim.

Câu chuyện thứ nhất: Cánh buồm đen

Người gọi điện đến tòa soạn là Ê-lê-na Lư-sen-cô, hiện đang sống ở Ô-đet-xa (Ukraina).

Cô kể rằng, trước khi chiến tranh nổ ra, mẹ cô, bà Ê-li-za-vét Xô-lôm-cô, chơi thân với Nhi-cô-lai Tru-xê-vich (Thủ môn của đội “Đi-na-mô Ki-ev”, do diễn viên Xéc-gei Bez-ru-cốp đóng trong phim).

Bà thường kể cho cô nghe những chuyện về ông và lưu giữ những hồi ức tốt đẹp về tình thân của họ cho đến tận cuối đời. Họ làm quen với nhau ở câu lạc bộ thuyền buồm Ô-đet-xa.

Thời đó, các cầu thủ bóng đá không chỉ biết mỗi việc chạy theo trái bóng tròn. Họ còn tập luyện các môn thể thao khác như điền kinh, chạy, nhảy…trong đó có cả môn thuyền buồm.

Mẹ cô lúc bấy giờ suốt ngày có mặt ngoài biển. Bà hết bơi lội lại chuyển sang đua thuyền buồm. Một hôm, đang đua thuyền ngoài biển, bất chợt có một cơn bão lớn ập đến.

Bà nghĩ bụng, lần này khó lòng thoát chết. May nhờ có Tru-xê-vích cứu giúp nên bà đã thoát nạn. Sau lần ấy, mẹ cô cùng chú Nhi-cô-lai và hai người nữa trở thành một nhóm bốn người thân thiết.

Nhi-cô-lai Tru-xê-vich, thủ môn của đội Đi-na-mô Ki-ev (Ảnh trái), bên phải là Xéc-gây Bez-ru-cốp, nghệ sỹ thủ vai anh trong phim “Trận đấu”

Họ cùng tham gia vào cuộc đua thuyền truyền thống của địa phương và giành nhiều giải thưởng. Với tư cách người thắng cuộc, họ được đặc quyền dùng thuyền căng buồm đen, trong khi tất cả mọi người đều phải dùng buồm trắng.

Lúc bấy giờ, đó là điều vô cùng hãnh diện, thể hiện đẳng cấp trong môn thể thao thuyền buồm.

Rồi chiến tranh xảy ra. Họ mất liên lạc với nhau. Mãi sau khi chiến tranh kết thúc, qua một người quen, mẹ cô mới biết chú Nhi-cô-lai đã bị phát xít Đức bắn cùng các cầu thủ khác.

Qua những lời kể của bà thì Nhi-cô-lai là một chàng trai cởi mở, luôn tươi cười và rất yêu đời.

Câu chuyện thứ hai: Xử bắn

Một nhân chứng của “Trận đấu tử thần” là bà Nhi-na Cô-zev-nhi-cô-va, hiện đang sống tại Ki-ev, kể lại: “Bố tôi cho tôi đi theo xem bóng đá. Lần đó, hai đội “Đi-na-mô” và “Flakelf” đấu với nhau, tôi mới 14 tuổi.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-thao/su-kien/tran-dau-tu-than-3361476/