Trạm vũ trụ mới của Trung Quốc có gì khiến Mỹ lo ngại?

Sau khi phóng Trạm vũ trụ Thiên Cung 3, Trung Quốc có thể độc quyền sở hữu trạm không gian có người hoạt động thường xuyên xung quanh Trái Đất.

Ngày 23/9, trong cuộc họp với Quốc hội Mỹ, Giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) bày tỏ lo ngại rằng nước này cần duy trì hiện diện trên quỹ đạo Trái Đất sau khi sau khi Trạm vũ trụ quốc tế ngừng hoạt động, để Trung Quốc không giành được lợi thế chiến lược.

Ngày 23/9, trong cuộc họp với Quốc hội Mỹ, Giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) bày tỏ lo ngại rằng nước này cần duy trì hiện diện trên quỹ đạo Trái Đất sau khi sau khi Trạm vũ trụ quốc tế ngừng hoạt động, để Trung Quốc không giành được lợi thế chiến lược.

Thông báo này được đưa ra sau khi Trung Quốc tuyên bố nước này đang hợp tác với 23 cơ quan từ 17 quốc gia để triển khai thí nghiệm khoa học trên vũ trụ. ''Trung Quốc đang nhanh chóng chế tạo cái họ gọi là Trạm vũ trụ quốc tế Trung Quốc Thiên Cung 3, và họ đang nhanh chóng tiếp thị trạm vũ trụ với tất cả các đối tác quốc tế của chúng ta'', ông Bridenstine nói.

Module chính Thiên Hà của trạm không gian Thiên Cung 3 được tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 11/2018 tại Triển lãm quốc tế hàng không và hàng không vũ trụ lần thứ 12 tại Chu Hải (tỉnh Quảng Đông). Theo lộ trình, trạm Thiên Cung 3 sẽ chính thức hoạt động vào năm 2022.

Trạm không gian Thiên Cung 3 nặng 65 tấn, tuy lớn hơn Thiên cung 1 và Thiên Cung 2 (8,5 tấn) song so ra chỉ gần bằng 1/7 trạm ISS (450 tấn). Đây là phòng thí nghiệm không gian đầu tiên của Trung Quốc hoạt động dài ngày trên quỹ đạo địa tĩnh.

Theo thông tin chưa đầy đủ từ các cơ quan chức năng Trung Quốc, Thiên Cung 3 gồm ba module với một module chính và hai module làm phòng thí nghiệm. Module chính của trạm được dùng làm trung tâm chỉ huy đồng thời là nơi ở chính của các nhà du hành vũ trụ.

Trạm có khả năng bay độc lập trong không gian với thời gian hoạt động dự kiến kéo dài tối thiểu 10 năm, đồng thời có thể tiếp nhận ba nhà du hành vũ trụ với thời gian lưu lại hơn một năm cách Trái đất 400 km.

Thiên Cung 3 cũng có thể được bảo trì và sửa chữa để hoạt động lâu hơn.

Sau khi phóng trạm không gian Thiên Cung 3, Trung Quốc có thể trở thành quốc gia duy nhất sở hữu trạm không gian có người hoạt động thường xuyên xung quanh Trái đất. Đó cũng chính là lý do Trạm vũ trụ mới này của Trung Quốc trở thành mối lo ngại của Mỹ.

Theo Giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA): ''ISS kết thúc cuộc đời hữu ích. Để duy trì hiện diện của Mỹ trên quỹ đạo thấp, chúng ta phải chuẩn bị cho điều tiếp theo''.

Những bộ phận đầu tiên củ ISS được phóng lên quỹ đạo năm 1998, liên tục đón tiếp các nhà du hành vụ trụ từ năm 2000 và dự kiến sẽ ngừng hoạt động từ năm 2025. Hiện tại các nước đối tác xây dựng ISS gồm Mỹ, Nga, châu Âu, Nhật và Canada chưa dự kiến xây dựng trạm mới mà chỉ tập trung ngân sách cho các chương trình chinh phục lại Mặt trăng và khám phá sao Hỏa.

Từ khi Trung Quốc phóng các vệ tinh đầu tiên lên không gian, đến nay cuộc chạy đua vào không gian đã vượt qua khuôn khổ nghiên cứu khoa học. Tháng 9/2011, Thiên Cung 1 là trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc được đưa lên quỹ đạo thấp (cách Trái đất 300 km - 400 km).

Trạm đã đón tiếp ba nhà du hành trong thời gian 13 ngày trong năm 2012 và 14 ngày năm 2013.

Tháng 4/2018, trạm Thiên Cung 1 bất ngờ rơi xuống Trái đất sau thời gian mất kiểm soát phải dừng hoạt động. Năm 2016, Trung Quốc tiếp tục phóng trạm Thiên Cung 2, đến nay vẫn hoạt động bình thường.

Thiên Cung 3 sẽ là trạm không gian thứ ba có người của Trung Quốc được đưa lên quỹ đạo.

NASA đón khách du lịch lên trạm vũ trụ quốc tế ISS | THDT

Mộc Nhiên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tram-vu-tru-moi-cua-trung-quoc-co-gi-khien-my-lo-ngai-1439216.html