Trạm tác chiến điện tử R-934U và Sinhitsa của Nga

Xin giới thiệu một phương tiện tác chiến điện tử của Nga qua bài viết của phóng viên chuyên về chiến điện tử của tờ 'Bình luận quân sự' (Nga) Roman Skoromokhov.

Đó là trạm R-934U (tiếng Nga- Р-934У) “Sinhitsa” (Chim vành khuyên) với tiêu đề: “Khi “Chim vành khuyên” hót, đến đàn sếu cũng cảm thấy khó ở”. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) tháng 11/2017.

Còn một phương tiện (tác chiến điện tử) rất đáng chú ý nữa của Bộ đội tác chiến điện tử (Nga), đó là trạm phát nhiễu tự động R-934U hay còn có tên là “Chim vành khuyên”.

Trạm này lúc đầu được thiết kế để phát hiện, xác định hướng, tọa độ và chế áp điện tử các phương tiện liên lạc vô tuyên sóng siêu cao tần của máy bay, các hệ thống dẫn đường của không quân chiến thuật.

Nhưng trong quá trình hoàn thiện và hiện đại hóa, trạm có thêm khả năng “làm việc” với các điểm liên lạc vô tuyến mặt đất, cả các cố định lẫn di động.

Kíp trắc thủ thủ không hề gặp khó khăn gì kể cả trong trưởng hợp các đài vô tuyến của đối phương có khả năng điều chỉnh tần số làm việc đã được lập trình và dù các đài này có khả năng truyền các thông báo ngắn đã số hóa ở chế độ telecode. “Chim vành khuyên” Nga chế áp tất tấn tật những gì nằm trong bán kính hoạt động của nó.

Những khả năng này đã được người tiền nhiệm là R-934B (Р-934Б) thể hiện qua sát hạch ngay trên thực địa trong cả hai cuộc chiến tranh Chesnia.

Nhưng chức năng chính của R-934U là gây nhiễu phá liên lạc vô tuyến của không quân. Nhiễu thoại, nhiễu xung, nhiễu ngắm….. Được điều chế cả biên độ tín hiệu lẫn tần số.

Nếu như dịch sang ngôn ngữ đời thường, thì nhiệm vụ chủ yếu (của R-934U) – vô hiệu hóa hệ thống dẫn đường của không quân tấn công (cường kích) hoặc không quân tiêm kích đối phương, phát nhiễu phá sóng liên lạc vô tuyến giữa các máy bay (đối phương), không cho máy bay trinh sát đối phương truyền dữ liệu đến “tay người tiêu dùng”.

“Chim vành khuyên” cũng còn có thể được sử dụng để liên lạc với các máy bay hoặc các sở chỉ huy mặt đất của quân mình.

R-934U có thể làm việc ở chế độ độc lập, ở chế độ kết nối với một trạm khác hoặc cùng các trạm khác làm việc dưới sự chỉ huy chung của một sở chỉ huy thống nhất trong thành phần của tổ hợp “Diabazol”.

Khi làm việc ở chế độ tự động, trạm phát hiện các nguồn phát sóng vô tuyến trong giải tần xác định trước, định vị nguồn phát sóng đó và và tự động phân tích các nguồn phát. Ghi lại tất cả các tần số đã trịnh sát được và từ danh mục đó, theo lệnh của chỉ huy, sỹ quan điều khiển sẽ lập danh sách và chọn các tần số cần chế áp và những tần số không cần phải chế áp.

Những tín hiệu của các tần số đã được xác định nếu lên sóng sẽ được quan sát- nghe qua trên loa điện động của trạm. Trong trường hợp cần thiết, những thông tin âm thanh sẽ được ghi lại trên máy ghi âm từ. Các tín hiệu cần nghe và ghi lại được hiệu chỉnh cả bằng tay hoặc ở chế độ tự động.

Sau khi thông tin được phân tích, sẽ có một “danh sách” các tần số ưu tiên cần chế áp. Khi chỉ huy trạm cho phép (hoặc ra lệnh), trạm chuyển sang làm việc ở chế độ chế áp các nguồn phát sóng vô tuyến trong danh sách trên.

Chế độ hoạt động độc lập có một ưu điểm là khả năng phản ứng nhanh, bởi vì chỉ sử dụng một trạm nên có thể được triển khai rất nhanh và bắt đầu ngay các “hoạt động tác chiến”. Lúc đó không cần phải xác định các tọa độ của trạm mình, không phải tiến hành quy trình kết nối liên lạc và đồng bộ hóa với các trạm bạn.

Ở chế dộ làm việc cặp đôi (kết nối với một trạm khác)- thì 2 trạm làm việc ở cự ly cách nhau 10km. Trong trường hợp này chúng trao đổi thông tin với nhau qua kênh chuyển tiếp vô tuyến. Căn cứ vào kết quả định vị và các tính toán, hai trạm sẽ xác định các tọa độ của mục tiêu cần chế áp.

Khi làm việc với trạm điều khiển (chỉ huy) thì tất cả các thông tin nhận được (ngoài thông tin âm thanh) sẽ được chuyển về trạm chỉ huy (điều khiển) để phân tích, sau đó các mục tiêu sẽ được phân công giữa các trạm.

Các tính năng kỹ thuật của R-934U:

Dải tần số, MHz:

- Máy thu:100- 400

- Máy phát: 100- 150, 150-220, 220-400

Bước nhảy tần số máy phát, KHz:1,0

Công suất ra của thiết bị phát , W: không ít hơn 500

Độ chính xác khi xác định tần số phương tiện phát, kGHz không lớn hơn � 4

Độ nhạy của thiết bị thu, μV: không dưới 1,5

Tốc độ quét giải tần (không định vị) GGHz/s không ít hơn 26

Góc quan sát/chế áp: 360 độ

Cự ly hoạt động: đến 250km. Trạm có thể làm việc liên tục 24 giờ với tỷ lệ thời gian làm việc thu/phát 3:1.

Thời gian triển khai và đưa trạm vào trạng thái tác chiến

Kíp trắc thủ rất hãnh diện khi giới thiệu động cơ xe “Ural” của mình sau sửa chữa.

Bên trong xe, không gian trống không nhiều. Có vị trí cho sỹ quan điều khiển, và, có lẽ, chỉ có thế. Tất cả không gian còn lại là các tủ cùng thiết bị.

Và 2 chiếc bàn là nơi làm việc của sỹ quan diều khiển khiển.

Trên chiếc bàn đầu tiên là bộ máy chuẩn: khối computer và máy in. Sự hiện diện của máy in làm chúng ta ngạc nhiên. Nhưng đây là vật dụng cần thiết, bởi vì nó ghi lại tất cả những chiến thắng (hoặc thất bại) của sỹ quan điều khiển và cung cấp thông tin in trên giấy để đặt trên bàn bộ tư lệnh.

Và đây, sỹ quan điều khiển đã có toàn bộ vũ khí trong tay.

Vâng, trong tổ hợp còn có máy thu GLONASS. Nhưng bởi vì “Sinhitsa” đang có mặt cách một trạm “Zitel” (chúng tôi mới giới thiệu ở bài trước- DVO, 12/1/2018)) đang làm việc chỉ 100m, nên trên trên máy thu chỉ toàn số không. Cũng giống như tất cả các trạm tương tự xung quanh “Sinhitsa”.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/tram-tac-chien-dien-tu-r-934u-va-sinhitsa-cua-nga-3357187/