Train To Busan: Khi sự non nớt là đích đến của trò chơi sinh tồn

Tác phẩm điện ảnh thây ma hàn quốc vài năm trở lại đây đã chứng minh được uy tín trong thế giới điện ảnh.

Sâu thẳm bên trong ngày tận thế thây ma năm 2016 ở Hàn Quốc, Train to Busan và câu chuyện hành động kinh dị năm 2020, Peninsula, vẫn văng vẳng một nỗi băn khoăn về ý nghĩa thực sự giá trị mà kịch bản đắt giá muốn phản ánh. Thảm kịch ập đến, loài người đấu tranh sống sót để rồi làm gì, họ sẽ tái tạo cộng đồng như thế nào, văn minh loài người sẽ rẽ hướng ra sao. Tất cả những viễn cảnh xa xăm đó chẳng cần được phim vẽ ra và trình bày dài dòng bằng những câu dẫn “rằng thì mà là”, chỉ đơn giản là gửi gắm qua ánh mắt hy vọng nơi những người trẻ, thế hệ non nớt, được bảo vệ bằng mọi giá để níu giữ di sản.

Ngoại Hình

Với Train to Busan, khán giả được tiếp cận với một bộ mặt khác lạ của thể loại zombie hiện đại, thay vì sinh tồn một cách phổ biến cùng băng đảng và trang bị vũ khí tận răng, bối cảnh ngột ngạt trên một chuyến tàu lấp đầy du khách ở nhiều độ tuổi, địa vị và cá tính khác biệt. Từ cảnh xa lạ, đích đến sống sót trở thành sợi dây vô hình liên kết toàn bộ tuyến nhân vật lại.

Hoàn cảnh ngặt nghèo để đối chọi với thảm họa được kịch tính hóa mạnh mẽ, và xem đến đây, khán giả ngày một tinh tế đều dễ dàng nhận ra chủ thể “nhân tính” đã là khẩu súng được lên đạn để chờ khai hỏa vào phần sau của phim. Còn vào thời điểm bán đảo được phát triển, Peninsula chỉ được kết nối với Train to Busan theo nghĩa các sự kiện diễn ra trong cùng một vũ trụ, bốn năm sau cuộc bùng nổ xác sống. Tuy nhiên, Bán đảo mang đến một cái kết khá khẩm hơn trong những hy vọng, với bốn người sống sót được hộ tống qua trực thăng của Liên Hợp Quốc đến một địa điểm không xác định.

Hoa tiêu của sự sống sót

Dễ bắt gặp, những người vợ, người con đều phải trải qua sự mất mát sâu sắc đến từ người ông mình yêu quý trước khi có thể đặt chân đến nơi an toàn, cả Min-jung và Jung-seok đã chứng minh rằng họ sẽ mạo hiểm bất cứ điều gì chỉ để hai cô gái rời khỏi hòn đảo an toàn. Không chỉ là điều mà người đàn ông mong muốn, vượt xa với định kiến phù hợp vai vế, tầm vóc của phái mạnh, người xem cảm nhận được niềm hạnh phúc của họ khi được liều mạng giống như cách Seok-woo (Gong Yoo) đã từng vì con gái mình kể cả trao lại cô bé vào tay một người lạ lẫm. Vậy nên trả lời cho câu hỏi được đề cập ở đầu bài viết, trẻ em, đúng vậy là ý nghĩa sâu sắc mà kịch bản muốn phản ánh.

Một lần nữa, trẻ em trong dòng phim kinh dị

Khải huyền thây ma đã phát triển vượt xa những gì mà Night of the Living Dead của George A. Romero đặt nền móng. Các chương trình như The Walking Dead của AMC đã chứng minh rằng mối đe dọa thây ma và bối cảnh ngày tận thế được thực hiện ngày một thành công hơn bằng cách đầu tư xây dựng các nhân vật mà mọi người thực sự quan tâm và yêu thích. Nếu không có gam màu về cảm xúc đó, chẳng có lý do gì để níu giữ sự kiên nhẫn trong một câu chuyện hoàn toàn là hư cấu. Trẻ em vốn dĩ có thể mang đến những lỗ hổng khi chính điện ảnh vẫn chẳng thể lý giải tại sao nhiều phim kinh dị không dám “sát hại” trẻ em man rợ, nhưng lại yêu thích đặt những đứa bé là trọng tâm tra tấn.

Train to Busan và Peninsula không chỉ đặt trẻ em vào tình thế nguy hiểm mà còn mang lại cho chúng sức mạnh và “thành tích” của riêng. Sự ứng biến đối mặt với hoàn cảnh thay vì gục ngã đúng với bản năng của một đứa trẻ, biến thành một điểm cuốn hút ánh mắt người nhìn. Họ không tự hỏi vì sao người lớn lại đánh đổi tất cả chỉ để con trẻ được sống, đơn giản vì trong tâm trí đã hình thành những đại diện cho hy vọng và tương lai của nhân loại, nếu không có sự non nớt đó, văn hóa, di sản và toàn bộ loài người sẽ không còn tồn tại.

“Trẻ em hiện diện cho một cái nhìn về tương lai - nếu không có chúng, tương lai có thể chính là thứ không tồn tại.”

29fitz

Nguồn Nghe Nhìn VN: http://nghenhinvietnam.vn/tin-tuc/train-to-busan-khi-su-non-not-la-dich-den-cua-tro-choi-sinh-ton-71070.html