Trái Đất có bao nhiêu đại dương?

Đại dương bao phủ 71% bề mặt Trái Đất và ẩn chứa nhiều điều thú vị. Liệu bạn có thể trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi dưới đây?

1. Theo quy ước được Liên Hợp Quốc công nhận, Trái Đất có bao nhiêu đại dương?

3.
4.
5.
6.

Theo quy ước của các hiệp hội địa lý quốc tế được Liên Hợp Quốc công nhận, Trái Đất bao gồm 5 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương (hay còn gọi là Nam Băng Dương) và Bắc Băng Dương. Ảnh: Getty.

2. Đại dương nào nhỏ nhất?

Bắc Băng Dương.
Nam Đại Dương.
Đại Tây Dương.
Ấn Độ Dương.

Trong 5 đại dương trên thế giới, Thái Bình Dương lớn và sâu nhất. Đứng thứ 2 về diện tích và độ sâu là Đại Tây Dương. Cái tên tiếp theo lần lượt là Ấn Độ Dương và Nam Đại Dương. Bắc Băng Dương nhỏ và nông nhất. Ảnh: Getty.

3. Nam Đại Dương ngăn cách khu vực nào với khu vực nào?

Châu Phi và châu Á.
Châu Đại Dương và châu Phi.
Bắc Mỹ và châu Âu.
Nam Mỹ và châu Đại Dương.

Nam Đại Dương đôi khi được xem là sự mở rộng của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Đại dương này nằm xung quanh Nam Cực, ngăn Nam Cực với châu Phi, châu Đại Dương và Nam Mỹ. Ảnh: Hakai Magazine.

4. Đại Tây Dương không nối với đại dương nào?

Bắc Băng Dương.
Thái Bình Dương.
Ấn Độ Dương.
Đại Tây Dương nối liền với tất cả đại dương còn lại.

Đại Tây Dương giáp với Ấn Độ Dương ở phía đông, với Bắc Băng Dương ở phía bắc và Nam Đại Dương về phía nam. Đại dương này ăn thông với Thái Bình Dương qua công trình nhân tạo là kênh đào Panama. Ảnh: Getty.

5. Biển Caspi thuộc đại dương nào?

Thái Bình Dương.
Đại Tây Dương.
Bắc Băng Dương.
Không thuộc đại dương nào.

Biển Caspi là một trong những biển trên thế giới không nối với đại dương. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng biển này thực chất là hồ nước mặn. Biển Caspi nằm giữa Nga ở bờ phía bắc và Iran ở bờ phía nam. Phía đông và tây giáp các nước Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Ảnh: Reuters.

6. Điểm sâu nhất được biết đến trong đại dương có tên là...

Mariana.
Challenger Deep.
Trieste.
Pacific.

Điểm sâu nhất được biết đến trong đại dương nằm ở phía nam rãnh Mariana thuộc Thái Bình Dương, gần quần đảo North Mariana. Nơi đây có độ sâu tối đa là 10.923 m và được khảo sát lần đầu tiên vào năm 1951 bởi tàu Challenger II của hải quân Anh. Điểm sâu nhất này được đặt theo tên tàu là Challenger Deep. Ảnh: National Geographic.

7. Dòng hải lưu trên các đại dương được tạo ra do...

Tác động của thủy triều.
Sự chuyển động của các sinh vật biển.
Sự chuyển động của gió.
Sức hút của Trái Đất.

Nguyên nhân chính tạo ra dòng hải lưu là gió. Các loại gió mạnh, ổn định hình thành các dòng biển quan trọng. Ngoài ra, hải lưu còn sinh ra do sự chênh lệch về mật độ hay tỷ trọng của nước biển. Ví dụ, nước ở nơi mặn hơn sẽ chảy về nơi nước nhạt hơn, nước từ nơi có nhiệt độ cao chảy về nơi có nhiệt độ thấp... Bên cạnh đó, dòng hải lưu còn có thể được tạo thành do sự tích tụ nước khác nhau về áp suất tĩnh ở những nơi khác nhau của đại dương tại cùng một mực nước. Ảnh: Shutterstock.

Sóng dữ cao hơn 8 m, du khách vẫn thoải mái bơi lội ở Philippines Từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, những con sóng "khổng lồ" cao hơn 8 m, tung bọt trắng xóa nhờ hướng gió thổi. Nhiều du khách bày tỏ sự phấn khích trước hiện tượng này.

Kim Ngân
Theo BBC, National Geographic.

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/trai-dat-co-bao-nhieu-dai-duong-post928405.html