'Trái đắng' của phi tần dám chống lại Từ Hi Thái Hậu

Từ Hi Thái Hậu nổi tiếng là người đàn bà tàn độc nhất lịch sử Trung Hoa, thế nhưng vẫn có 1 vị phi tần dám chống đối lại bà và đã phải nhận 'trái đắng'.

Một trong những vị phi tần có tư tưởng phóng khoáng nhất lịch sử Trung Quốc

Trân Phi xuất thân từ gia tộc Tha Tháp Lạp Thị, một dòng họ không mấy hiển hách nếu không muốn nói là tương đối thấp kém thời nhà Thanh.

Là con của vợ lẽ, từ nhỏ đã sinh sống ở Quảng Châu – nơi có người nước ngoài xuất hiện nên bà được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chính vì vậy mà Trân Phi có tư tưởng rất phóng khoáng, tính cách hoạt bát lanh lợi, luôn tò mò và hứng thú tìm hiểu những điều mới lạ của phương Tây.

Bà còn có sở thích chụp ảnh và giả trai, đây quả là một trong những vị phi tần thú vị nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Hơn nữa, ở thời bấy giờ khi phụ nữ được quy định không chỉ chăm lo thêu thùa may vá thì Trân phi lại rất hứng thú với chuyện chính sự. Với sự hiểu biết và tư duy linh hoạt, Trân phi khiến Hoàng đế cảm thấy thoải mái khi ở bên nàng trong mọi lúc kể cả luận bàn chính sự. Ở Trân phi toát lên vẻ đẹp năng động, tươi trẻ, khí chất phóng khoáng làm Quang Tự luôn có cảm giác mới mẻ, say mê.

Chống đối lại mẹ chồng và lời trăng trối ám ảnh của cô con dâu bạc mệnh

Sau khi bị mẹ chồng buộc tội vi phạm quy định dòng dõi Hoàng tộc, Trân phi đã lên tiếng phản bác: "Tổ tông gia pháp vốn cũng đã tự có chỗ không tốt, thiếp nào có gan dám? Có chăng cũng chỉ là làm theo những gì Thái hậu dạy bảo". Trân phi nói thế chẳng khác nào phỉ báng Thái hậu. Đúng là một hành động táo bạo xưa nay hiếm.

Bản thân Trân phi luôn không phục Từ Hy Thái hậu bởi bà cấm đoán con dâu can thiệp chính sự, phạt nàng vì tội "khất khỉnh" do quy định triều đình đối với đàn bà xưa nay thế. Nhưng chính Thái hậu lại luôn thao túng Quang Tự trong việc trị quốc. Thế nên sau sự việc đó, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lại càng căng thẳng.

Năm 1900, khi liên quân Tây Dương bắt đầu càn quét Bắc Kinh, biết không thể chống cự nên Từ Hy lập kế hoạch bỏ trốn. Tương truyền, giữa tình hình loạn lạc, Từ Hy mượn cớ này để nhổ đi cái gai trong mắt là Trân phi.

Bà cho gọi con dâu đến miệng giếng trong Tử Cấm Thành ép nàng phải tuẫn tiết theo vua. Biết "nước xa chẳng thể cứu được lửa gần" nên Trân phi đành chấp nhận số phận. Nhưng trước khi chết nàng đã để lại 3 câu khiến Từ Hy hổ thẹn.

"Hoàng thượng sẽ không để ta chết. Người thích trốn thì cứ việc trốn. Nhưng 'Hoàng thượng' thì không nên chạy trốn", Trân phi trăng trối trước khi chấp nhận cái chết. Nghe qua có vẻ khó hiểu nhưng cách Trân phi ám chỉ Từ Hy là Hoàng thượng như nói lên tất cả.

Nàng muốn nhắc nhở người mẹ chồng hèn nhát của mình chỉ tham sống sợ chết. Việc Từ Hy trước nay luôn can thiệp vào triều chính quyền lực còn cao hơn cả Quang Tự đã quá rõ ràng. Câu "Hoàng thượng thì không nên chạy trốn" chắc hẳn khiến Từ Hy có chút giật mình.

Giữa lúc hoạn nạn, khi vua chưa chết mà Thái hậu đã nghĩ đến việc chạy trốn quả là điều không đúng với lẽ thường. Bởi Quang Tự đâu phải con ruột của Từ Hy. Trân phi nói quả không sai. Lẽ ra, từ trước đến nay Thái hậu tự coi mình là Hoàng đế thì đến lúc đất nước lâm nguy thế này bà cũng nên đứng ra đối diện chứ không phải lẩn tránh thế kia.

Mặc dù kế hoạch trừ khử con dâu đã thành công nhưng chắc hẳn lời Trân phi nói không khỏi khiến Từ Hy hổ thẹn sợ hãi.

Theo Mộc/Khỏe & Đẹp

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/trai-dang-cua-phi-tan-dam-chong-lai-tu-hi-thai-hau-1267080.html