Trắc nghiệm: Truyền thuyết liên quan đến các vua Hùng và ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Bạn biết gì về các truyền thuyết liên quan đến vua Hùng và ngày Giỗ tổ Hùng Vương? Cùng tham gia bài trắc nghiệm giới đây để thử tài am hiểu lịch sử Việt Nam của bạn nhé.

Truyền thuyết về vua Hùng và ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Bắt đầu làm QUIZ!

Theo truyền thuyết, vị vua đầu tiên của nước ta là ai?

Lạc Long QuânKinh Dương VươngHùng VươngAn Dương Vương

Theo truyền thuyết, vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương, cháu 4 đời của Viêm Đế Thần Nông, tên húy là Lộc Tục, quốc hiệu là Xích Quỷ.

Sau này, Kinh Dương Vương truyền ngôi cho ai?

Hùng VươngAn Dương VươngLạc Long QuânĐế Lai

Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con trai là Lạc Long Quân.

Tên thật của Lạc Long Quân là gì?

Sùng LãmThục Phán Lân LangĐế Minh

Tương truyền, Lạc Long Quân tên thật là Sùng Lãm. Theo Đại Việt Sử Ký thì ông là con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long

Theo truyền thuyết, Hùng Vương là...

Con của Lạc Long QuânCháu của Kinh Dương VươngChắt của Đế MinhCả 3 đáp án trên

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Đế Minh lấy Vụ tiên nữ sinh ra Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương lấy Thần Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương.

Theo tín ngưỡng Việt Nam, ai không phải là một trong tứ bất tử?

Tản Viên Sơn ThánhLâm Cung Thánh MẫuPhù Đổng Thiên VươngChử Đạo Tổ

Theo thư tịch Hán Nôm, hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Tứ bất tử gồm bốn vị thánh là Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh.

Theo truyền thuyết, Sơn Tinh là con rể của ai?

Hùng Vương thứ XVHùng Vương thứ XVIHùng Vương thứ XVIIHùng Vương thứ XVIII

Sơn Tinh cưới Mị Nương Ngọc Hoa, con gái Hùng Vương thứ XVIII.

Sơn Tinh và Chử Đồng Tử có quan hệ gì?

Anh em ruộtAnh em rểAnh em họAnh em kết nghĩa

Tương truyền Hùng Vương thứ XVIII có hai con rể là Chử Đồng Tử và Sơn Tinh; Chử Đồng Tử lấy Mị nương cả là Tiên Dung, Sơn Tinh lấy Mị nương thứ là Ngọc Hoa.

Ngày 10/3 âm lịch hàng năm chính thức trở thành ngày Giỗ tổ Hùng Vương từ bao giờ?

Nhà TrầnNhà LýNhà NguyễnNhà Lê

Dù trước đó người dân đã tự chọn ngày tốt đi bái vua Hùng nhưng đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc Quốc giỗ thì khi ấy ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm mới được chính thức hóa bằng luật pháp.

Hai lễ phẩm chính trong nghi thức tế lễ Giỗ tổ Hùng Vương là gì?

Bánh chưng - Bánh dàyBánh trôi - Bánh chayBánh gai - Bánh tétBánh đậu xanh - Bánh cốm

Lễ phẩm cúng Giỗ tổ Hùng Vương gồm có:Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) - Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) - Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.

Người lao động được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương từ năm nào?

2005200620072008

Ngày 17/4/2017, Văn phòng Chủ tịch nước công bố luật sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ Luật Lao động cho phép người lao động nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch hằng năm).

Xem thêm: Phim hoạt hình "Con Rồng Cháu Tiên"

Nguồn Gia Đình Mới: https://www.giadinhmoi.vn/trac-nghiem-truyen-thuyet-lien-quan-den-cac-vua-hung-va-ngay-gio-to-hung-vuong-d6482.html