Trà xanh: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'

Trà xanh từ lâu đã được xem như là một loại nước uống không thể thiếu của người Việt Nam. Tuy nhiên, dù có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng không phải ai uống trà cũng tốt, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Những lợi ích của trà xanh với sức khỏe

Giảm nguy cơ ung thư

Trà xanh là một loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhất có tác dụng làm chậm tiến độ của sự lão hóa cũng như ngăn ngừa được một số các bệnh liên quan đến ung thư, tim mạch, đột quỵ,…

Theo một số nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, trà xanh có thể làm ức chế sự lây lan hoặc ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư. Ngoài ra, chúng còn giúp ức chế, giảm kích thuớc phát triển của khối u. Trong trà xanh có chứa một lượng chất polyphenol – đây chính là “khắc tinh” của tế bào ung thư. Bên cạnh đó, chúng còn có vai trò bảo vệ đại tràng, tránh những tổn thương nhất định.

Trà xanh hiện nay được xem như là một loại “thần dược” tạo cho cơ thể một sức đề kháng rất lớn giúp chống lại các tác nhân gây ra ung thư. Thành phần chống oxy hóa có trong trà xanh có tác dụng tốt hơn nhiều lần so với vitamin C, E.

Giúp giảm cân hiệu quả

Trà xanh cũng là một loại thức uống giải khát và thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có một công dụng khác mà các chị em phụ nữ rất ưa thích đó chính là làm đẹp cho da và lấy lại một vóc dáng thon gọn mà ai cũng mong muốn.

Trà xanh là một loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhất có tác dụng làm chậm tiến độ của sự lão hóa cũng như ngăn ngừa được một số các bệnh liên quan đến ung thư, tim mạch, đột quỵ,…Ảnh minh họa: Internet

Giảm căng thẳng

Theo như nghiên cứu, trà xanh chứa nhiều nhóm vitamin và những chất chống oxy hóa như polyphenols, catechin và flavonioid rất có lợi cho sức khỏe. Việc “nhâm nhi” một tách trà xanh sẽ làm dịu các dây thần kinh, hãy sử dụng chúng mỗi lúc căng thẳng, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay cà phê bằng trà xanh để sử dụng như là một loại thức uống giảm stress hiệu quả.

Ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy trà xanh cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu. Kế hoạch ăn kiêng giảm cân tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường là có thể uống một tách trà xanh sau bữa ăn.

Giúp làm đẹp da

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa rất tốt cho làn da của bạn. Chất chống oxy hóa làm trì hoãn quá trình lão hóa và khiến bạn trông trẻ lâu hơn. Nó cũng góp phần bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Theo như nghiên cứu, trà xanh chứa nhiều nhóm vitamin và những chất chống oxy hóa như polyphenols, catechin và flavonioid rất có lợi cho sức khỏe. Việc “nhâm nhi” một tách trà xanh sẽ làm dịu các dây thần kinh, hãy sử dụng chúng mỗi lúc căng thẳng, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay cà phê bằng trà xanh để sử dụng như là một loại thức uống giảm stress hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet

Cải thiện chức năng não bộ

Uống trà xanh giúp cải thiện chức năng não. Các hợp chất catechin trong trà xanh có thể có tác dụng bảo vệ khác nhau đối với tế bào thần kinh, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Ngoài ra, nó còn giúp bạn tỉnh táo hơn vì có chứa caffeine, nhưng không nhiều như trong cà phê nên bạn có thể yên tâm.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Các catechin trong trà xanh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus mutans. Sử dụng trà xanh có thể cải thiện sức khỏe răng miệng và giảm nguy cơ sâu răng. Nó tiêu diệt vi khuẩn gây ra mảng bám và sâu răng, giảm mùi hôi khó chịu.

Những người không nên uống trà xanh

Người thiếu máu: Chất tananh trong lá trà sẽ kết hợp với chất sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu được.

Người thiếu caxi và loãng xương: Chất kiềm thiên nhiên trong lá trà hạn chế sự hấp thu canxi trong nước tiểu, gây thiếu hụt caxi trong cơ thể.

Người đang bị sốt cao không nên uống trà xanh. Ảnh minh họa: Internet

Người loét dạ dày: Uống nhiều trà kích thích bài tiết ra quá nhiều axit. Chất tananh của trà làm giảm hoạt tính của men, khiến cho tế bào thành dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Những người bệnh nhẹ có thể uống trà đen pha đương hay pha sữa sau khi uống thuốc khoảng 2 giờ đồng hồ sẽ có lợi cho niêm mạc dạ dày.

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên uống trà vì trong trà có chứa axit tannic khi được đưa vào dạ dày, gặp chất sắt sẽ gây phản ứng, sinh ra những chất bất lợi khiến cho lượng sắt trong cơ thể bị thiếu hụt.

Người táo bón: Các chất phenol trong lá trà gây co niêm mạc dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hấp thu và tiêu hóa thức ăn, làm trầm trọng táo bón.

Người suy nhược thần kinh và mất ngủ: Chất caffeine trong lá trà gây hưng phấn thần kinh trung ương. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống trà vào buổi chiều hoặc tối sẽ mất ngủ nặng hơn.

Người bị bệnh tim và cao huyết áp: Uống trà nhiều tim sẽ đập nhanh, nhịp tim cao, huyết áp tăng, hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và huyết áp.

Người bị bệnh xơ cứng động mạch: Do trà có chất caffeine, nên làm tăng hưng phấn, đường huyết mạch dẫn đến não bị co rút, không cung cấp đủ máu cho đại não, lưu lượng máu chậm lại,phát sinh tắc động mạch não.

Người suy dinh dưỡng: Trà có tác dụng phân giải lipid, người suy dinh đưỡng mà uống nhiều trà lại càng thiếu hút dinh dưỡng hơn.

Uống trà nhiều tim sẽ đập nhanh, nhịp tim cao, huyết áp tăng, hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và huyết áp. Ảnh minh họa: Internet

Người sốt cao: Caffein của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể người và giảm hiệu quả thuốc.

Người bệnh gan: Nếu gan yếu mà uống trà nhiều gan sẽ phải làm việc quá tải, càng làm tổn thương gan.

Người bệnh sỏi đường tiết niệu: Trà chứa nhiều axit oxalic, axit này kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo nên sỏi trong đường tiết niệu.

Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh: Trà chứa hơn 30% axit oxalic, hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt, kết hợp với phân tử sắt trong ruột và dạ dày tạo nên chất cặn không hấp thu được. Chất caffeine trong trà làm tăng nhịp tim, tăng áp lực tim và thận, kích thích nước tiểu, gây ngộ độc thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai nên phụ nữ đang mang thai không nên uống trà.

Chất tananh của trà hòa vào tuần hoàn máu sẽ gây ức chế hormone tuyến sữa, làm thiếu sữa. Chất tananh còn thâm nhập vào tuyến sữa truyền sang cơ thể em bé, gây co giật dạ dày khóc thét lên không rõ nguyên nhân.

Quảng An (tổng hợp)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/tra-xanh-cuc-tot-va-cuc-doc-biet-ma-tranh-keo-an-han-may-cung-muon-1493133.tpo