TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa

TP Hồ Chí Minh đã đạt nhiều kết quả tích cực trong phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' giai đoạn 2000 - 2020. Phong trào gắn kết với nhiều cuộc vận động, phát huy vai trò tự quản của người dân gắn với vai trò chỉ đạo, tổ chức hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp.

Tuyến hẻm “Xanh - Sạch đẹp - An toàn” tại phường Linh Ðông, quận Thủ Ðức (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: NGỌC YẾN

Tuyến hẻm “Xanh - Sạch đẹp - An toàn” tại phường Linh Ðông, quận Thủ Ðức (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: NGỌC YẾN

TP Hồ Chí Minh đã đạt nhiều kết quả tích cực trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 - 2020. Phong trào gắn kết với nhiều cuộc vận động, phát huy vai trò tự quản của người dân gắn với vai trò chỉ đạo, tổ chức hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp.

Các nền tảng giá trị đạo đức được quan tâm gìn giữ, những quy tắc ứng xử văn hóa được hình thành, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn dân cư. Bên cạnh đó, phong trào tạo tiền đề thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng tình làng nghĩa xóm, phát huy tinh thần tương thân tương trợ giúp nhau phát triển kinh tế. Ðến nay, thành phố có 17 trung tâm văn hóa cấp quận, huyện, 17 trung tâm thể dục thể thao, bảy trung tâm văn hóa - thể thao; toàn bộ 24 quận, huyện đều có Nhà thiếu nhi. Toàn thành phố có hơn 20 triệu lượt gia đình được công nhận đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; hàng nghìn lượt xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, chuẩn văn hóa nông thôn mới.

Thời gian tới, để phong trào ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa, thành phố yêu cầu mỗi cấp ủy đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo các nội dung về xây dựng đời sống văn hóa; phát huy vai trò chủ động của các chủ thể văn hóa; tích cực thu hút nguồn lực xã hội hóa xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở; coi trọng công tác gia đình, coi yếu tố gia đình là hạt nhân, nền tảng trong xây dựng văn hóa cơ sở.

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trong đó gần 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, chính sách về cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tín dụng. Tỉnh tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp về vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh ban hành nhiều kế hoạch hỗ trợ và đạt được một số kết quả khả quan trong thời gian vừa qua. Cụ thể, tỉnh chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn mở rộng tín dụng đi đôi với bảo đảm an toàn hiệu quả nguồn vốn, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các chương trình tín dụng ưu đãi đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, tỉnh cũng đã triển khai có hiệu quả chương trình kết nối doanh nghiệp với ngân hàng.

Ðến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 31 doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, với tổng số tiền hơn 12,8 tỷ đồng; hơn 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay vốn thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, với số tiền bảo lãnh hàng trăm tỷ đồng. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp; chủ động nắm bắt tình hình của từng doanh nghiệp nhỏ và vừa để kịp thời xử lý nhu cầu tiếp cận nguồn vốn. Tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng tính chủ động, năng động, đổi mới tư duy sản xuất, tích cực nghiên cứu các dự án, phương án kinh doanh khả thi để có cơ sở thuận lợi tiếp cận các nguồn vốn đầu tư sản xuất.

PV và TTXVN

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/tp-ho-chi-minh-day-manh-phong-trao-xay-dung-doi-song-van-hoa-640941/