TP. HCM: Có hơn 1.000 công trình xây dựng sai phép

Năm 2018, Thanh tra Sở Xây dựng (TP.HCM) phối hợp với một số một cơ quan chức năng, kiểm tra phát hiện 1.082 công trình xây dựng sai phép, tập trung ở quận 2, quận 7, quận 9, quận Thủ Đức và quận Bình Tân.

Chiều 28/11, Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố năm 2018.

Thông tin từ ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh cho biết, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các chương trình phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở riêng lẻ theo đúng quy hoạch nhưng đồng thời cũng tăng cường công tác kiểm tra hoạt động xây dựng sau cấp phép xây dựng.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng thành phố về quản lý trật tự xây dựng, bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại một số địa phương còn phức tạp.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại một số địa phương còn phức tạp.. Ảnh: Quang Nhựt - TTXVN

Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại một số địa phương còn phức tạp.. Ảnh: Quang Nhựt - TTXVN

Một trong những nguyên nhân là do việc phối hợp giữa Thanh tra Sở Xây dựng và UBND cấp xã, huyện còn hạn chế.

Trong một số trường hợp, quan điểm xử lý công trình vi phạm giữa Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện với UBND cấp huyện, xã chưa thống nhất, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Trong năm 2018, qua kiểm tra, Thanh tra Sở Xây dựng đã phối hợp với một số một cơ quan chức năng phát hiện gần 3.000 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng; trong đó, xây dựng sai phép chiếm 1.082 trường hợp tập trung ở quận 2, quận 7, quận 9, quận Thủ Đức và quận Bình Tân.

Trước những diễn biến phức tạp về trật tự xây dựng, Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh đã kiến nghị Bộ Xây dựng sớm có văn bản hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong qua trình triển khai thực hiện Nghị định số 139/2017/NĐ - CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ ban hành Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng cũng như Thông tư số 03/2018/TT - BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành ghị định nói trên.

Ngoài ra, Sở Xây dựng thành phố cũng kiến nghị UBND thành phố giao các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng tiếp tục tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm tra, trao đổi thông tin, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi công vụ, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

Hà Nội thu hồi thêm loạt dự án vi phạm về đất đai

Theo UBND thành phố Hà Nội, ngoài 47 dự án nằm trong diện bị thu hồi, mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã lập hồ sơ tiếp tục trình UBND thành phố thu hồi đối với 8 dự án khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Trong đó, có 3 dự án Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông báo thu hồi đất, gồm: dự án xây dựng chợ Lâm Sản Thượng Cát tại quận Bắc Từ Liêm do Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và phát triển Nông nghiệp là chủ đầu tư, dự án khai thác cát làm vật liệu san lấp tại huyện Ba Vì do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 làm chủ đầu tư, và khu đất diện tích 2.387 m2 tại quận Hoàng Mai do Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long chiếm dụng làm khu chứa rác, phế thải.

Bên cạnh đó, còn có 5 dự án với tổng diện tích 62.255 m2, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi, gồm: dự án xây dựng trụ sở văn phòng tại Thanh Xuân của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 116; dự án cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại quận Thanh Xuân của Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội, dự án cống hóa mương thoát nước kết hợp bãi đỗ xe ở Thanh Xuân của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội 41…

Về kết quả thu hồi 47 dự án, UBND thành phố Hà Nội cho biết, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, thu hồi 39 dự án dừng triển khai, chấm dứt hoạt động.

Trong đó, 16 dự án đã chấm dứt hoạt động theo quy định; 4 dự án đã chấm dứt hoạt động dự án của nhà đầu tư cũ và giao nhà đầu tư khác thực hiện hoặc thu hồi để quản lý; 14 dự án chậm triển khai, đang thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động dự án; 5 dự án đang rà soát, kiểm tra.

Việc xác định chủ sử dụng tài sản trên đất vi phạm gặp nhiều khó khăn do các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng buông lỏng quản lý. (Theo: KIỀU LINH - vneconomy.vn)

Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND thành phố ban hành 5 quyết định thu hồi đất vi phạm, bãi bỏ quyết định với tổng diện tích 110.842 m2.

Cũng trong 47 dự án trên, có 8 dự án không triển khai, vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư. Trong đó, có 4 dự án Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi với tổng diện tích 2.677.986 m2 đất; 4 dự án tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND thành phố xem xét, xử lý theo quy định.

Theo UBND thành phố Hà Nội, theo Luật Đất đai 2013, các trường hợp này không bồi thường về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, không được tái định cư, nên công tác thu hồi đất vi phạm gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, phần lớn các đối tượng sử dụng đất bị thu hồi không hợp tác với cơ quan chức năng trong công tác kê khai kiểm điểm, đo vẽ hiện trạng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, không phối hợp, cung cấp tài liệu hồ sơ, không bàn giao đất và nhà xưởng.

Việc xác định chủ sử dụng tài sản trên đất vi phạm gặp nhiều khó khăn do các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng buông lỏng quản lý, bị các tổ chức, cá nhân khác lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trên đất cho thuê, góp vốn hợp tác đầu tư trái quy định, cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng cơ sở nhà đất để ở. Khi thành phố thu hồi đất vi phạm, các tổ chức, cá nhân không bàn giao mặt bằng và đề nghị được bồi thường và hỗ trợ tái định cư…

Huyện chưa tổ chức cưỡng chế 18 công trình vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn

Ngày 28/11, trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị Ban chấp hành đảng bộ TP.Hà Nội, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-cho biết, trên địa bàn huyện Sóc Sơn có hơn 4.000 ha rừng phòng hộ, trong đó huyện quản lý hơn 2.000 ha, Ban quản lý rừng (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) quản lý 2.000 ha.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, qua làm việc với huyện Sóc Sơn và Ban Quản lý rừng, nhận thấy nhiều trường hợp hồ sơ giao đất không đúng. “Người dân được giao đất để trồng rừng chứ không phải để ở, thế mới dẫn đến vấn đề những trường hợp cấp sổ đỏ vào đất rừng là sai”, ông Mỹ nói.

Về những sai phạm trong việc quản lý đất rừng, ông Mỹ cho biết đang đợi kết luận thanh tra toàn diện của Thanh tra TP. Với 18 hộ vi phạm nằm trong khu vực rừng phòng hộ ở thôn Lâm Trường (xã Minh Phú), theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay Sở đang phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn lập phương án cưỡng chế. Nhưng do nguồn gốc đất ở đây phức tạp nên huyện chưa tổ chức cưỡng chế.

Một công trình xây dựng tại Minh Phú (Ảnh: Chí Thanh)

Hiện, Ban Quản lý rừng Sóc Sơn đã chuyển toàn bộ hồ sơ những công trình vi phạm tại thôn Lâm Trường cho chính quyền huyện nghiên cứu để đưa ra phương án xử lý theo quy định.

Trước đó, UBND xã Minh Phú đã ban hành quyết định về việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng. Theo đó, giao cho ông Nguyễn Đức Tâm - Phó Chủ tịch UBND xã, ông Dương Văn Thức - Trưởng Công an xã phối hợp, tổ quản lý trật tự xây dựng đô thị xã và các cơ quan liên quan khác tổ chức thi hành quyết định trong thời hạn 30 ngày. Sau đó, xã đã gửi quyết định này đến các hộ gia đình có trong danh sách công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng.

Ông Nguyễn Đức Tâm - Phó Chủ tịch UBND xã Minh Phú cho biết, 18 trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên đất thuộc quy hoạch là rừng phòng hộ - bảo vệ môi trường tại thôn Lâm Trường, đến nay đã có 5 hộ tự tháo dỡ phần vi phạm. Trong số các công trình đã giải tỏa, tháo dỡ bao gồm nhà ở, nhà bảo vệ và lán tạm.

P.V Tổng hợp

Nguồn KTNT: https://kinhtenongthon.vn/tp-hcm-co-hon-1000-cong-trinh-xay-dung-sai-phep-post24082.html