TP.HCM: Các doanh nghiệp tất bật sản xuất hàng Tết

Đồng thời thành phố cũng tăng cường công tác bình ổn thị trường, quản lý thị trường để đảm bảo hàng Tết đến được với mọi người, mọi nhà.Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng GĐ Cty TNHH Tân Quang Minh: Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn sản xuất cả ngày cả đêm, ngoài lượng công nhân đáp ứng đủ thì có sự chuẩn bị chu đáo cho nguyên vật liệu và máy móc thiết bị chạy được tốt hơn so với năm trước, nên năng suất cũng cao hơn, hao phí thấp hơn, hiệu quả kinh tế cho mùa tết năm nay dứt khoát là tốt hơn so với năm ngoái.Ông Trương Phú Chiến – Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Bibica: Hiện nay có trên 130 nhà phân phối, 140 điểm bán hàng, ở tất cả các tỉnh thành, đi sâu vào các vùng sâu, vùng xa, các huyện và xã/ mở shop điểm bán ở điểm bán cấp huyện, thị trấn, có thể rải đi đều các nơi, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận được sản phẩm. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, Thực phẩm TP HCM: Với các mặt hàng thiết yếu lương thực thực phẩm, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ, và cho đến lúc này, so với kế hoạch TP giao thì chúng tôi đã chuẩn bị vượt mức khoảng 15%, so với cùng kỳ, các nhóm hàng tăng trưởng từ 21 – 28%/ ra thị trường thì chắc chắn các mặt hàng đó chắc chắn sẽ không có biến động, và đảm bảo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngay từ đầu tháng 10, những lô hàng Tết đầu tiên đã được đưa vào sản xuất để kịp thời vận chuyển đi mọi nơi, phục vụ cho tiêu dùng cuối năm. Ngoài việc đổi mới thiết kế mẫu mã, mang sắc xuân, các doanh nghiệp cũng chú trọng nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng dịp Tết. Chỉ trong tháng 11, hàng hóa tăng trưởng gần 30% so với cùng kỳ, báo hiệu một năm sôi động cho thị trường tiêu dùng Tết.

Theo dự báo nhu cầu thị trường trong dịp Tết Canh Tý 2020 sẽ tăng mạnh nên hàng Tết sẽ tăng từ 10 – 30%. TP.HCM dành hơn 19.000 tỷ đồng để dự trữ, sản xuất hàng Tết, tăng khoảng 600 tỷ đồng so với năm ngoái. Các doanh nghiệp lớn cam kết không để biến động giá, đồng thời sẽ tăng cường tổ chức kênh phân phối, để đưa hàng hóa chất lượng về với người tiêu dùng, hạn chế hàng giả, hàng nhái và ngăn tình trạng găm hàng, ghim hàng.

Cùng với nguồn cung và giá cả, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm đối với hàng Tết, nhất là hàng thiết yếu, hàng lương thực thực phẩm, các loại thịt tươi sống, sản phẩm chế biến từ thịt, các loại nước giải khát, đồ hộp, đồ khô, bánh mứt kẹo…

Dự kiến, TP.HCM sẽ tiêu thụ khoảng 5.000 tấn hàng hóa trong tháng cao điểm Tết. Để đảm bảo một cái Tết vui tươi, an toàn cho người tiêu dùng, cùng với việc chuẩn bị nguồn hàng, công tác bình ổn thị thường, quản lý thị trường cũng được tăng cường trong dịp này. Chương trình bình ổn Tết năm nay đã sẵn sàng với hơn 7.200 tỷ đồng được đầu tư cho hàng bình ổn.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/tphcm-cac-doanh-nghiep-tat-bat-san-xuat-hang-tet