Toyota Việt Nam hướng tới 6 thách thức môi trường đến năm 2050

Tập đoàn Toyota Việt Nam (TMV) đang có những bước đi thiết thực nhằm hướng tới hoạt động nghiên cứu – sản xuất – kinh doanh luôn phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Toyota Việt Nam luôn nỗ lực để dẫn đầu xu hướng chuyển động đột phá và nâng tầm cuộc sống cho người dân Việt Nam. Thông qua những cam kết về chất lượng, đẩy mạnh tính an toàn, làm hài lòng khách hàng, đóng góp cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và tôn trọng môi trường cũng như cộng đồng, chúng tôi sẽ nỗ lực vượt qua mọi mong đợi để nhận được nụ cười của khách hàng và trở thành công ty đang tin cậy nhất Việt Nam.

Toyota Việt Nam sẽ tạo ra sức mạnh để đạt được những mục tiêu đầy thách thức này nhờ những thành viên đầy tài năng và đam mê, luôn nghĩ ra cách làm tốt hơn trong công việc.

 Những mẫu xe thân thiện với môi trường.

Những mẫu xe thân thiện với môi trường.

Trụ sở Toyota Việt Nam.

TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TOYOTA VIỆT NAM

1. Sản xuất và kinh doanh: Nền tảng chất lượng, vươn tới thành công

Tri ân sâu sắc đối với đất nước và con người Việt Nam, TMV đã và đang dành nhiều tâm sức trong việc đầu tư công nghệ và mở rộng sản xuất, luôn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao với tiêu chuẩn toàn cầu và mức giá cạnh tranh; ghi nhận và tôn vinh những cống hiến của các nhân viên, đồng thời khơi dậy và phát huy năng lực của toàn đội ngũ; luôn chia sẻ cơ hội phát triển và sự thành công cùng các đối tác, và hơn hết, chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành và nâng tầm cuộc sống cho các khách hàng yêu mến và tin dùng sản phẩm Toyota.

2. Bảo vệ môi trường: Phát triển bền vững cùng xã hội

Ngay từ những ngày đầu thành lập, TMV đã luôn phấn đấu để trở thành một “Doanh nghiệp xanh”. Không chỉ nỗ lực giảm thiểu tối đa tác hại đến môi trường, đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường tại nhà máy, chúng tôi còn hỗ trợ đại lý và các nhà cung cấp thực hiện các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường để hoàn thiện một “Chu trình xanh khép kín”. Bên cạnh đó, những chương trình lớn về bảo vệ môi trường với nhiều hoạt động thiết thực và có ý nghĩa của TMV đã nhận được sự đánh giá cao và hưởng ứng mạnh mẽ của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ.

3. Đóng góp cho xã hội: Hỗ trợ và chia sẻ với cộng đồng

Song song với việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh, chúng tôi cũng nỗ lực để trở thành một công dân tốt trong cộng đồng sở tại thông qua việc triển khai và thực hiện rất nhiều hoạt động, chương trình lớn có ý nghĩa xã hội sâu sắc trong nhiều lĩnh vực như an toàn giao thông, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và văn hóa – xã hội. Đặc biệt, ý thức được vai trò quan trọng của nhân tố con người trong sự thành công của doanh nghiệp và sự phồn vinh của đất nước, chúng tôi luôn không ngừng tạo điều kiện cũng như tăng cường đàu tư cho việc cải thiện chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam.

THÁCH THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG

Năm 1997, Toyota giới thiệu chiếc xe Hybrid đầu tiên trên thế giới chính là Pirus. Kể từ đó, đã có 34 mẫu xe Hybrid khác nhau. Tính tới hết năm 2017, Toyota đã bán ra 111,47 triệu chiếc xe Hybrid thuộc 34 mẫu tại hơn 90 quốc gia trên toàn cầu, giúp giảm thiểu hơn 90 triệu tấn CO2.

1. Giảm phát thải CO2 trên các mẫu xe mới.

Giảm 90% lượng phát thải CO2 vào năm 2050 (so với năm 2010) từ các mẫu xe mới. Trong mục tiêu này, bên cạnh việc cải tiến các mẫu xe sử dụng động cơ truyền thống, Toyota sẽ phát triển các thế hệ phương tiện tương lai có mức phát thải CO2 thấp hoặc bằng 0 như xe Hybrid, xe Hybrid cắm sạc, xe điện, và xe pin nhiên liệu. Trên thực tế, tính tới hết năm 2017, Toyota đã bán ra 111,47 triệu chiếc xe Hybrid thuộc 34 mẫu tại hơn 90 quốc gia trên toàn cầu, giúp giảm thiểu hơn 90 triệu tấn CO2.

2. Xóa bỏ phát thải CO2 trong toàn bộ vòng đời xe

Cụ thể là giảm phát thải CO2 về 0 không chỉ trong quá trình sản xuất và lưu hành xe, mà còn trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu và tái chế. Toyota thúc đẩy thiết kế ra những mẫu xe sử dụng loại nguyên liệu có quá trình sản xuất phát thải CO2, giảm số lượng vật liệu và bộ phận cấu thành xe. Hãng cũng sẽ tăng cường sử dụng vật liệu tái chế, thúc đẩy sáng kiến tạo ra các phương tiện dễ tháo lắp. Việc ứng dụng hệ thống đánh giá phương tiện xanh Eco-VAS nhằm đánh giá tác động của một chiếc xe đến môi trường trong toàn bộ vòng đời từ sản xuất đến sử dụng và thái bỏ, sẽ cung cấp thông tin cho các kỹ sư của hãng, qua đó đánh giá được khả năng hoàn thiện các tiêu chí về hiệu suất môi trường, đảm bảo rằng các mục tiêu đều được đáp ứng.

3. Nhà máy không thải CO2

Toyota tập trung vào phát triển và ứng dụng công nghệ hạn chế phát thải CO2 cũng như lên kế hoạch sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo tại nhà máy. Hai trụ cột chính trong nỗ lực này của Toyota là (1) cải tiến công nghệ sản xuất và (2) chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng khác. Ở khía cạnh thứ nhất, Toyota tìm cách đơn giản và hợp lý hóa quy trình sản xuất, rút ngắn thời gian và từ đó giảm CO2 thải ra. Ở khía cạnh thứ hai, hãng sẽ tiếp tục giảm phát thải CO2 ở tất cả các quy trình bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hydro, cùng với việc nỗ lực áp dụng các cơ chế không sử dụng năng lượng.

4. Tiết kiệm nước

Toyota đặt ra mục tiêu là giảm lượng nước tiêu thụ, tối ưu hóa quá trình sử dụng nước. Trong sản xuất ô tô, nước dùng trong công đoạn sơn và một số công đoạn khác. Toyota áp dụng hai biện pháp để chinh phục thách thức này là: giảm toàn diện lượng nước sử dụng và lọc sạch nước để đưa trở lại môi trường. Đến nay, Toyota đã thu gom nước mưa để giảm lượng nước mà nhà máy đã sử dụng, tái sử dụng nước thải thông qua việc tái chế, lọc và trả lại nước cho môi trường với chất lượng cao hơn môi trường nước địa phương.

5. Xây dựng công nghệ và hệ thống tái chế

Hãng đã giới thiệu dự án “100 trung tâm tháo dỡ Toyota toàn cầu” nhằm xây dựng một tiêu chuẩn cho việc thu nhập và xử lý nguồn lực từ các phương tiện đã hết hạn sử dụng theo phương thức thân thiện với môi trường. Tập đoàn cũng thúc đẩy sáng kiến trên 4 khía cạnh: sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường; kéo dài tuổi thọ phụ tùng; phát triển công nghệ tái chế; và sản xuất ô tô từ xe đã hết hạn sử dụng. Toyota hướng tới thiết lập mô hình xã hội dựa trên tái chế, khuyến khích dự án tái chế xe cũ để sản xuất xe mới, biến các phương tiện hết hạn trở thành phương tiện hữu ích (tập trung vào tái chế pin nhiên liệu, pin xe Hybrid, tái sử dụng vật liệu bằng vonfram, đồng,…).

Đại diện Toyota Châu Á - Thái Bình Dương trình bày về thách thức môi trường.

6. Xây dựng xã hội hài hòa với thiên nhiên

Các công ty thành viên trong tập đoàn Toyota tích cực tham gia trồng cây xanh và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường trong khu vực, tổ chức giáo dục môi trường tại mỗi nơi đặt nhà máy nhằm đảm bảo mối quan hệ hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

NỖ LỰC CỦA TMV

Tháng 5/1999, TMV tự hào là nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy.

Tại Việt Nam, TMV luôn coi việc bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng đầu, không chỉ tuân thủ hệ thống quản lý môi trường tiêu chuẩn trong hoạt động sản xuất, TMV còn tiên phong trong việc thực hiện Quy trình Sản xuất sạch. Theo đó, TMV luôn quan tâm đến các ảnh hưởng của môi trường đến toàn bộ vòng đời sản phẩm từ sản xuất đến bán hàng và sử dụng, sau đó áp dụng và thực hiện các hoạt động phù hợp nhằm giảm thiểu bất kỳ tác động nào. Thêm vào đó, TMV cũng đã kêu gọi các đối tác kinh doanh như đại lý và nhà cung cấp tham gia vào các hoạt động môi trường cũng như hỗ trợ các đối tác này trở thành những “Công ty xanh”.

Đối với toàn bộ vòng đời xe (Thách thức số 2), TMV đã kết hợp chặt chẽ với nhà cung cấp và đại lý để tạo ra một chu trình thống nhất nhằm giảm phát thải CO2. Cụ thể, TMV yêu cầu và hỗ trợ các nhà cung cấp và đại lý lên kế hoạch hành động, đặt ra mục tiêu và thiết lập hệ thống trang thiết bị hướng tới nỗ lực giảm phát thải khí CO2 trong toàn bộ các khâu. Kết quả là trong năm 2017, lượng CO2 giảm phát thải tại 26 nhà cung cấp nội địa của TMV là 190.000 tấn. Hoạt động vận tải của TMV cũng được cải thiện về lộ trình và thời gian giao nhận, từ đó giảm thiểu được 170 tấn CO2 trong năm 2017.

Để giảm phát thải CO2 tại nhà máy (thách thức số 3), song song với việc đầu tư phát triển hệ thống sản xuất, TMV luôn không ngừng nghiên cứu, đầu tư và ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu các tác hại đến môi trường, động thời liên tục tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Chính vì vậy, tháng 5/1999, TMV tự hào là nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy. Cho đến nay, TMV liên tục duy trì và được cấp chứng chỉ ISO 14001. Tháng 10/2017, Công ty đã hoàn thành việc nâng cấp hệ thống quản lý môi trường theo yêu cầu của ISO 14001 phiên bản mới nhất năm 2015. Trong sử dụng tiết kiệm năng lượng, từ năm 2013, Công ty đã thiết lập Ủy ban năng lượng và ban hành Chính sách năng lượng nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động giảm thiểu tiêu thụ năng lượng. Tới năm 2016, Công ty đã cắt giảm được 21% lượng phát thải CO2 tính trên một đơn vị sản phẩm so với năm 2014 bằng nhiều hoạt động thực tế như thay thế hệ thống đèn chiếu sáng từ đèn huỳnh quang sang đèn LED (giúp tiết kiệm được khoảng 2.181.107 kwh/năm); lắp đặt máy nén khí biến tần (giúp giảm tiêu thu điện khoảng 170.000 kwh/năm); cải tạo hệ thống làm mát trung tâm buồng sơn (giúp tiết kiệm khoảng 3.0 kwh/sản phẩm); bảo ôn bể phốt phát và bảo ôn nồi hơi (giúp giảm tiêu thụ dầu diesel khoảng 1.032 lít/năm); nâng nhiệt độ nước cấp vào nồi hơi bằng việc thu hồi nước ngưng trên hệ thống (giúp tiết kiệm khoảng 7.711 lít dầu diesel/năm).

Với hệ thống xử lý nước thải tập trung và hiện đại (thách thức số 4) được đầu tư hàng triệu đô la, TMV đã có một quy trình xử lý nước thải đáp ứng mọi tiêu chuẩn mà pháp luật Việt Nam đưa ra (đạt Tiêu chuẩn cột A – QCVN 40:2011/BTNMT). Nước thải của nhà máy (bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp có chứa hóa chất) được đưa vào 3 bể chứa, sau đó được cho qua các khâu xử lý bằng phương pháp hóa học. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn được xả ra hồ điều hòa. Công suất của hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy đạt 450m3/ngày đêm.

Xử lý nước thải tại nhà máy.

Với xe ô tô thải bỏ (thách thức số 5), Công ty bước đầu đã thiết lập 01 điểm thu hồi tại Đại ly Toyota Thanh Xuân và ký Hợp đồng với Đơn vị có chức năng để sẵn sàng thu hồi, tái chế, xử lý xe ô tô thải bỏ mà khách hàng mang tới nhằm bảo vệ môi trường cũng như khởi động cho hoạt động tái chế trong tương lai.

Những hoạt động xã hội vì môi trường (thách thức số 6) rất được TMV chú trọng. Ngoài hoạt động Tháng môi trường diễn ra vào tháng 6 hàng năm, theo định hướng trên toàn cầu của Tập đoàn, TMV còn tích cực hỗ trợ dự án sản xuất điện năng quy mô nhỏ bằng bio-gas, thực hiện chương trình Hành tinh xanh nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, tài trợ dự án cộng đồng Làng sinh thái, hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam. Đặc biệt, kể từ tháng 4/2017, TMV đã tổ chức chương trình “Toyota chung tay xanh hóa học đường” tại các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên toàn quốc. Tính đến nay, TMV đã trồng được 2.200 cây xanh tại 17 trường ở 6 tỉnh thành phố. Chúng tôi hy vọng số lượng cây xanh được trồng trong chương trình tăng dần lên hàng năm sẽ góp phần làm cho môi trường Việt Nam ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn.

Phạm Lượng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/toyota-viet-nam-huong-toi-6-thach-thuc-moi-truong-den-nam-2050-1159789.html