Top phát minh phi thường của những 'thiên tài nhí'

Một số phát minh phi thường có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày do những con người có bộ não thiên tài sáng chế ra. Trong số này, có người trở thành nhà sáng chế từ khi còn khá trẻ và đạt được nhiều giải thưởng lớn.

Kylie Simonds ở Mỹ nổi tiếng với phát minh phi thường là ba lô cho trẻ em bị ung thư. Vào năm 13 tuổi, Simonds - cô bé mắc bệnh ung thư - luôn muốn có thể đi học và gặp gỡ bạn bè trong lúc điều trị bệnh.

Kylie Simonds ở Mỹ nổi tiếng với phát minh phi thường là ba lô cho trẻ em bị ung thư. Vào năm 13 tuổi, Simonds - cô bé mắc bệnh ung thư - luôn muốn có thể đi học và gặp gỡ bạn bè trong lúc điều trị bệnh.

Thế nhưng, việc hóa trị bằng cực IV khiến Simonds liên tục vấp các dây truyền. Về sau, cô bé người Mỹ này nảy ra ý tưởng tạo ra chiếc ba lô hóa trị liệu cực IV.

Bộ máy và ống truyền được gắn lên ba lô đã giúp Simonds cũng như nhiều trẻ em mắc ung thư trên toàn thế giới có thể xạ trị và truyền hóa chất trong khi di chuyển như người bình thường mà không gặp phải sự bất tiện.

Ba lô đặc biệt trên do Simonds sáng chế có nhiều màu sắc khác nhau giúp trẻ em có nhiều sự lựa chọn. Với phát minh này, Simonds giành được một số giải thưởng, bao gồm Giải thưởng sáng chế tại hội nghị phát minh UConn.

Vào năm 16 tuổi, Ann Makosinski sống ở Canada được cả thế giới biết đến với phát minh đèn pin chạy bằng thân nhiệt.

Makosinski nảy ra ý tưởng độc đáo trên sau khi trò chuyện với người bạn sống ở Philippines. Người bạn này kể rằng không thể làm được bài tập về nhà do mất điện.

Vì vậy, Makosinski nghĩ đến việc thay vì dùng pin mà sử dụng năng sự ấm áp của cơ thể để đèn pin hoạt động. Chi phí cho một đèn pin chạy bằng thân nhiệt là khoảng 25 USD. Nếu được sản xuất hàng loạt thì phát minh này sẽ có giá thành thấp hơn.

Gitanjali Rao trở thành "Nhà khoa học trẻ tuổi hàng đầu nước Mỹ" năm 2017 với sáng chế máy phát hiện nước nhiễm chì. Khi cho ra đời phát minh quan trọng trên, Rao mới 12 tuổi.

Theo chia sẻ của Rao, ý tưởng cho ra đời máy phát hiện nước nhiễm chì xuất phát từ việc cha mẹ của em mua que thử đặc biệt để kiểm tra lượng chì trong nước năm 2016. Thế nhưng, que thử không cho kết quả chính xác.

Vì vậy, Rao tiến hành nghiên cứu và tạo ra máy phát hiện nước nhiễm chì. Sáng chế này gồm bộ lọc được làm từ các ống nano carbohydrate và cho phép kết nối Bluetooth giúp người dùng theo dõi các chỉ số của nước thông qua điện thoại thông minh.

Mời độc giả xem video: Phát minh độc đáo cứu người khỏi biển lửa. Nguồn: VTC14.

Tâm Anh (theo BR)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/top-phat-minh-phi-thuong-cua-nhung-thien-tai-nhi-1388387.html