Tốp ba máy bay tiêm kích bay cao nhất hiện nay

Xin giới thiệu 'Bảng xếp hạng' ba kiểu máy bay tiêm kích có trần bay cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Bài viết của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Ilia Polonski. Bài đăng trên báo ‘Bình luận quân sự” (Nga) ngày 31/8/2020.

Máy bay tiêm kích- đánh chặn МiG-31trên bầu trời

Máy bay tiêm kích- đánh chặn МiG-31trên bầu trời

Các máy bay tiêm kích- đó là niềm kiêu hãnh của không quân chiến đấu hiện đại. Một trong những tính năng quan quan trọng nhất và mang tính quyết định của máy bay tiêm kích là độ cao bay của chúng. Độ cao bay của máy bay tiêm kích càng lớn thì hệ thống phòng không của đối phương càng khó có khả năng “với tới nó”.

Hiện nay, các máy bay tiêm kích hiện đại nhất có trần bay thực tế trong khoảng từ 15.000 -18.000 mét. Nhưng cũng có những máy bay tiêm kích có độ cao bay lớn hơn nhiều, vượt hẳn so với phần lớn những máy bay tiêm kích khác đang được sử dụng trong không quân chiến đấu hiện đại.

Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng không nhất thiết là bao giờ các máy bay tiêm kích được xuất xưởng sau (trẻ hơn) đều bay cao hơn những người tiền nhiệm của chúng.

Chúng tôi xin giới thiệu 3 máy bay tiêm kích tầm cao hàng đầu trong thời đại chúng ta.

F-22 "Raptor"

Một trong những máy bay tiêm kích có trần bay cao nhất trong ngành hàng không hiện đại- đó là máy bay F-22 "Raptor" của Mỹ, - một sản phẩm hợp tác cùng thiết kế và chế tạo của các hãng Lockheed Martin, Boeing và General Dynamics.

Kiểu máy bay tiêm kích này được sản xuất từ năm 1997 đến năm 2011, sau đó dây chuyền sản xuất F-22 ngừng hoạt động. Bộ Quốc phòng Mỹ rút ra một kết luận là F-22 có giá thành rất cao nhưng khả năng cơ động hạn chế nên đã quyết định chuyển hướng sử dụng kinh phí sang thiết kế và sản xuất máy bay tiêm kích đa năng F-35.

Tuy nhiên, tuy F-35 là kiểu máy bay “trẻ” hơn nhưng vẫn kém F-22 về độ cao bay tối đa. Tiêm kích "Raptor" có thể bay ở cao 20.000 mét, trong khi đó thì F-35 - chỉ 18.200 mét.

Su-35

Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4 ++ của Nga, Su-35, vào thời điểm hiện tại đang là một trong những kiểu máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân tiêm kích (quân chủng) Bộ đội Đường không- Vũ trụ (VKS) Nga.

Nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên của kiểu máy bay này đã cất cánh vào năm 2008, và ngay trong năm sau- năm 2009, một hợp đồng cung cấp máy bay Su-35 cho Không quân Nga đã được ký kết.

Hiện tại, máy bay Su-35 đang có trong trang bị của VKS Nga và Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Độ cao bay tối đa của máy bay tiêm kích này là 20.000 mét, có nghĩa là về tính năng này, Su-35 tương đương với một trong những máy bay tiêm kích tốt nhất của Không quân Mỹ, F-22 "Raptor".

Cũng cần lưu ý rằng trong tương lai gần, VKS Nga sẽ tiếp nhận và đưa vào trang bị các máy bay Su-57với có độ cao bay tối đa cũng ở ngưỡng 20.000 mét. Su-35 được nhiều chuyên gia quân sự đánh giá là “phiên bản quá độ” giữa Su-27 và Su-57.

MiG-31

Với NATO, MiG-31 được đặt biệt danh là "Foxhound" (“Chó săn cáo”). Chiếc máy bay tiêm kích- đánh chặn siêu âm tầm xa hoạt động trên các độ cao lớn và trong mọi điều kiện thời tiết MiG-31 này được thiết kế chế tạo từ thời Xô Viết, và đã trở thành máy bay Nga thế hệ 4 đầu tiên.

Những tính năng đặc biệt ấn tượng của MiG-31 đã buộc Bộ Tư lệnh Xô Viết phải trao cho các trung đoàn MiG-31 trong biên chế của (quân chủng) Phòng không Liên Xô quy chế là một lực lượng đặc biệt. Máy bay này có thể thực hiện những nhiệm vụ mà những máy bay tiêm kích khác không thể nào hoàn thành được.

Cụ thể, cho đến tận bây giờ, MiG-31 vẫn là kiểu máy bay duy nhất trên thế giới có khả năng đánh chặn các tên lửa hành trình bay thấp. Còn về độ cao bay, thì trần bay thực tế của MiG-31 vào khoảng 21,5 km.

Tối đa- 30 km. Vì vậy, MiG-31 Nga vượt trội hơn hẳn so với tất cả các máy bay tiêm kích khác, kể cả của Nga và cả các máy bay cùng lớp của Không quân chiến đấu Mỹ.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/top-ba-may-bay-tiem-kich-bay-cao-nhat-hien-nay-3418299/