Top 5 tàu ngầm khác thường nhất thế giới (1): Lớn nhất

Muôn hình vạn trạng luôn là cách nói đúng nhất về thiết kế tàu ngầm trên thế giới, nhưng tựu chung lại chúng vẫn chỉ có 5 đặc điểm chính.

Theo Sputnik, kể từ khi tàu ngầm xuất hiện cho tới nay chúng đã có lịch sử phát triển hàng trăm và ứng dụng nhiều nhất của tàu ngầm vẫn là trong lĩnh vực quân sự. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự, tàu ngầm cũng có sự phát triển theo từ các mẫu tàu ngầm tấn công diesel-điện thông thường cho đến các tàu ngầm tấn công hạt nhân mang theo các tên lửa đạn đạo chiến lược có khả năng tấn công mục tiêu các xa hàng ngàn km. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Muôn hình vạn trạng luôn là cách nói đúng nhất về thiết kế tàu ngầm trên thế giới hiện tại, nhưng tựu chung lại chúng vẫn chỉ có 5 loại chính gồm” lớn nhất, mang theo nhiều vũ khí nhất, hoạt động êm nhất, nhỏ nhất và bí ẩn nhất. Những đặc điểm này chính là cơ sở để nhiều quốc gia phát triển biên đội tàu ngầm tấn công của mình. Nguồn ảnh: Reddit.

Trong số đặc điểm đó thì mẫu tàu lớn nhất từng được con người chế tạo chính là Project 941 hay còn được gọi là Akula, lớp tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo lừng lẫy một thời của Hải quân Liên Xô. Và sau 40 năm từ lần đầu tiên xuất hiện vẫn chưa có bất kỳ mẫu tàu ngầm nào có thể vượt qua được cái bóng của Project 941. Nguồn ảnh: Sputnik.

Các tàu ngầm Akula được Liên Xô đóng mới trong giai đoạn từ năm 1974 cho đến 1986, và được thiết kế để trở thành xương sống đại diện cho Hải quân Liên Xô trong bộ răn đe hạt nhân của Moscow khi đó. Với Akula lực lượng răn đe hạt nhân Liên Xô sẽ không có bất cứ giới nào về biên giới hay khoảng cách đối với kẻ thù. Nguồn ảnh: Sputnik.

Ngoài sức mạnh tấn công hạt nhân, một điều khác khiến Akula luôn trở nên nổi bật khi xuất hiện chính là kích thước khổng lồ của nó, và nếu chỉ xét về hình dáng Akula không hề kém cạnh với bất cứ tàu tuần dương hay khinh hạm nào của Hải quân Liên Xô trước đây vốn cũng được mệnh danh lớn nhất nhì thế giới. Khi nổi trên mặt nước Akula gần như là một hòn đảo nhân tạo giữa biển cả. Nguồn ảnh: Twitter.

Chiều dài tổng thể của các tàu ngầm lớp Akula lên đến 175 m gần gấp đôi hai sân bóng dành cho 11 người (105m) theo tiêu chuẩn của FIFA, sườn ngang của nó cũng ở con số 23m với mớn nước cũng xấp xỉ 12m. Với kích thước như vậy rõ ràng là không phải cầu cảng nào cũng có thể tiếp nhận được Akula, đến nổi mỗi lần Hải quân Nga duyệt binh Akula chỉ có thể được thả neo từ xa thay vì di chuyển vào bên trong khi vực diễu binh. Nguồn ảnh: Warmy.

Một ví dụ rõ ràng nhất để ta có thể mường tượng ra được sự vĩ đại của Akula chính là so sánh nó với lớp tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo tiên tiến thuộc Project 955 (Borei) của Hải quân Nga hiện tại như ta thấy trong hình. Nếu Akula rỗng ruột thì ta hoàn toàn có thể đặt Borei lọt vào bên trong lòng Akula, khi kích thước của Borei chỉ dài 170m, sườn ngang 13.5m và mớn nước là 10m. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh, dù Hải quân Liên Xô cố gắng hoàn tất đưa vào biên chế 7 chiếc Akula nhưng họ chỉ có thể trang bị được 6 chiếc. Và trong số 6 chiếc đó chỉ còn duy nhất một chiếc còn hoạt động cho tới tận ngày nay là Dmitriy Donskoy trong biên chế Hạm đội Biển Bắc thuộc Hải quân Nga. Và nó vẫn là “chìa khóa chính” để Moscow phát triển các biên đội tàu ngầm hạt nhân tương lai của nước này. Nguồn ảnh: Weapons and Warfare.

Một hình ảnh khác nói lên kích thước của Akula khi nó nằm cạnh lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Project 971 (Shchuka-B). Akula có kích thước gần gấp đôi Shchuka-B, lượng giãn nước của siêu tàu ngầm này lên đến 24.500 tấn khi nổi và 48.000 tấn khi lặn, trong khi đó con số này của Shchuka-B là 8.450 tấn và 13.800 tấn. Nguồn ảnh: Tumblr.

Hình ảnh so sánh rõ nét nhất giữa Akula với các tàu ngầm hạt nhân cùng phân loại trên thế giới, điển hình như với lớp tàu ngầm hạt nhân Ohio của Hải quân Mỹ. Ohio có chiều dài cơ sở chỉ 170m, sườn ngang 13m với mớn nước gần 11m, cùng với đó là lượng giãn nước tối đa 16.764 khi nổi và 18.750 tấn khi lặn. Tựu chung lại Akula không có đối thủ ở tất cả các phân loại tàu ngầm hạt nhân từng được con người thiết kế. Nguồn ảnh: hostingpics.net.

Dĩ nhiên với kích thước khổng lồ của Akula không phải chỉ để chơi, khi nó là một kho vũ khí tấn công hạt nhân di động dưới mặt nước. Với khả năng mang theo tới 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm RSM-52 và mỗi quả tên lửa được tích hợp sẵn 10 đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên đến 200 kiloton. Nguồn ảnh: hostingpics.net.

Tầm bắn của RSM-52 có thể đạt tới hơn 8.000km, đồng nghĩa với việc Akula không cần di chuyển ra khỏi căn cứ nó vẫn có thể tấn công được các mục tiêu cách đó hàng ngàn km. Đây chính là lý do vì sao trong suốt Chiến tranh Lạnh NATO luôn xem Akula như một con quái vật giữa biển cả, và sẵn sàng đánh chìm nó bằng mọi giá khi cần thiết. Nguồn ảnh: Reddit.

Để vận hành con tàu dài 175m này, Liên Xô trang bị cho Akula tới hai lò phản ứng hạt nhân OK-650 có công suất 190 MWt mỗi chiếc, cùng với đó là hai tua-bin có công suất 49.600 mã lực và hai chân vịt có thiết kế 7 cánh đặc biệt. Với hệ thống động cơ trên Akula có thể di chuyển hơn 22 hải lý/giờ trên mặt nước và 27 hải lý/giờ dưới mặt nước. Nguồn ảnh: Navy and Military.

Trong tác chiến trên biển cũng hiếm có tàu ngầm nào có thể lặn liên tục 120 ngày dưới nước như Akula, với độ sâu tiêu chuẩn khoảng 400m cùng thủy thủ đoàn 160 người. Theo đó Akula hoàn toàn có thể di chuyển tới mục tiêu và nằm chờ ở đó nhiều tháng trời trước khi tung ra đón tấn công chí mạng, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng Hải quân Nga chỉ cần một tàu Akula cũng có thể san bằng châu Âu. Nguồn ảnh: People Daily.

Ngày nay, Akula hay cụ thể hơn là Dmitry Donskoy được sử dụng như một phòng thí nghiệm nổi trên biển của Hải quân Nga. Nó được sử dụng để thử nghiệm khởi động RSM-56 (Bulava) tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới của Nga vốn sẽ sớm trở thành “mũi tên” mới trong bộ ba lực lượng răn đe hạt nhân của Moscow trong tương lai gần. Nguồn ảnh: amdn.news.

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/top-5-tau-ngam-khac-thuong-nhat-the-gioi-1-lon-nhat-913856.html