Top 4 máy bay cường kích mạnh nhất thế giới, Nga vẫn đứng đầu

Ra đời từ tận năm 1975, nhưng sau 40 năm mẫu cường kích này của Nga vẫn là 'ông vua' số một trên bầu trời sau khi đánh bại một loạt đối thủ đến từ Mỹ và châu Âu.

Đứng đầu trong số máy bay cường kích là nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực trên không cho bộ binh thì "khủng" nhất vẫn là cường kích Su-25 do Liên Xô chế tạo, hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và nhiều nhất là ở Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.

Đứng đầu trong số máy bay cường kích là nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực trên không cho bộ binh thì "khủng" nhất vẫn là cường kích Su-25 do Liên Xô chế tạo, hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và nhiều nhất là ở Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.

Được thiết kế để tối đa hóa khả năng chống tăng và chi viện không quân trực tiếp hay còn gọi là hỗ trợ hỏa lực tầm gần cho các đơn vị bộ binh mặt đất, Su-25 đã ra đời từ năm 1975 và nay đã có tổng số 1056 chiếc được sản xuất. Nguồn ảnh: Sputnik.

Ngoài Liên Xô, cường kích Su-25 còn phục vụ trong gần 20 quốc gia khác trên thế giới bao gồm cả Triều Tiên. Một chiếc Su-25 có khả năng mang theo 4.4 tấn vũ khí và được trang bị một pháo tự động 2 nòng 23mm. Nguồn ảnh: Sputnik.

Tiếp theo là các cường kích cơ A-10 của Mỹ. Được đặt tên là "Thần Sấm" A-10, các phi cơ này được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất và chi viện không quân trực tiếp của Mỹ. Nguồn ảnh: Sputnik.

Đây là loại máy bay một chỗ ngồi, hai động cơ phản lực, được ra đời từ năm 1977. A-10 có vũ trang với một khẩu pháo 30 mm cùng cơ số đạn 1174 viên và tốc độ bắn khoảng 3900 viên mỗi phút cùng với trọng tải vũ khí tối đa 7,2 tấn cùng 11 giá treo vũ khí. Nguồn ảnh: Wired.

Khác với Su-25, cường kích cơ A-10 của Mỹ không được xuất khẩu và chỉ được sử dụng trong Không quân Mỹ. Trong thời gian từ năm 1972 tới 1984, phía Mỹ đã chế tạo tổng cộng 716 chiếc cường kích A-10 với giá thành khoảng 18,8 triệu USD mỗi chiếc. Nguồn ảnh: YTB.

Thật đáng ngạc nhiên khi trong thời đại của máy bay phản lực vẫn có những loại cường kích sử dụng động cơ cánh quạt được sử dụng và thậm chí là sử dụng khá phổ biến. Đó chính là loại EMB-314 Super Tucano do Brazil sản xuất. Nguồn ảnh: Flickr.

Loại máy bay cường kích, hỗ trợ mặt đất và chống chiến tranh du kích này được giới thiệu từ năm 2000, có thể sử dụng như một máy bay tấn công hạng nhẹ hoặc máy bay huấn luyện. Mẫu máy bay này được trang bị hệ thống vũ khí và điện tử hàng không hiện đại bậc nhất vào thời điểm nó ra mắt. Nguồn ảnh: Airplane.

Có khả năng mang theo được khoảng 1,8 tấn vũ khí các loại dưới 4 giá treo, EMB-314 Super Tucano được tối ưu hóa để có thể sử dụng được các loại bom thông minh, tên lửa và pháo phản lực phóng loạt. Loại phi cơ này cũng được trang bị 2 súng máy 12,7 mm với cơ số đạn 1100 viên mỗi súng ở hai bên cánh. Nguồn ảnh: G1Glo.

Cuối cùng là loại cường kích cơ Dassault/Dornier Alpha Jet hay còn gọi tắt là Alpha Jet. Đây là loại máy bay phản lực huấn luyện cao cấp đồng thời cũng là một máy bay tấn công hạng nhẹ được chế tạo bởi sự phối hợp giữa Pháp và Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tính tới nay đã có khoảng 480 chiếc Alpha Jet được sản xuất và phục vụ trong không quân nhiều nước châu Âu. Thậm chí, Thái Lan cũng mua cho mình một vài chiếc Alpha Jet phiên bản đầu tiên vốn là hàng qua sử dụng của Không quân Đức. Nguồn ảnh: Airliners.

Mang được 2,5 tấn vũ khí dưới 5 giá treo và có sở hữu một khẩu pháo 27 mm, cường kích Alpha Jet có khả năng bay với tốc độ cận âm 994 km/h và có phi hành đoàn từ 1 tới 2 người tùy phiên bản. Nguồn ảnh: Francais.

Mời độc giả xem Video: Cận cảnh cường kích cơ A-10 của Không quân Mỹ tấn công yểm trợ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/top-4-may-bay-cuong-kich-manh-nhat-the-gioi-nga-van-dung-dau-994355.html