Top 10 xe đầu kéo chở tăng tốt nhất thế giới

Để thuận tiện trong việc chuyên chở phương tiện thiết giáp ra chiến trường, những chiếc xe đầu kéo có khả năng chịu tải trọng lớn và sức việt dã cao đã được chế tạo, dưới đây là 10 'ngựa thồ xe tăng' được đánh giá tốt nhất thế giới.

 MAZ 537 được chế tạo từ những năm 1960 bởi hãng xe tải MAZ, đây là chiếc xe đầu kéo chở tăng cao tuổi nhất còn hoạt động rộng rãi trên thế giới.

MAZ 537 được chế tạo từ những năm 1960 bởi hãng xe tải MAZ, đây là chiếc xe đầu kéo chở tăng cao tuổi nhất còn hoạt động rộng rãi trên thế giới.

MAZ 537 được lắp động cơ D12A dung tích 38,8 lít cho công suất 525 mã lực, trọng tải tối đa 50 tấn, đây cũng là xe đầu kéo chở tăng phổ biến trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

KamAZ 65225 được phát triển và chế tạo bởi công ty KamAZ của Nga, chiếc xe đầu kéo chở tăng này ra đời để thay thế một số lượng lớn MAZ 537 già cỗi, nó chính thức phục vụ từ năm 2013.

KamAZ 65225 được lắp đặt động cơ turbo tăng áp KamAZ 740.50V8 công suất 360 mã lực đạt tiêu chuẩn khí thải EURO II, tải trọng kéo theo 50 tấn.

KZKT-7428 Rusich đi vào phục vụ từ năm 1981, đây chính là "ngựa thồ xe tăng" khỏe nhất của Quân đội Nga và chỉ được biên chế với số lượng vừa phải.

KZKT-7428 Rusich trang bị động cơ YaMZ-8401.10 dung tích 14 lít đạt công suất 650 mã lực với sức tải tối đa 70 tấn. Việt Nam hiện cũng đã nhập khẩu một số chiếc Rusich để đón đầu xe tăng T-90.

Xe đầu kéo chở tăng Faun FS chính thức phục vụ trong biên chế Quân đội Tây Đức từ năm 1981, nó được đánh giá là phương tiện hoàn hảo để chuyên chở những phương tiện bọc thép hạng nặng.

Xe được trang bị động cơ diesel KHD 19 lít công suất 525 mã lực, phiên bản Faun FS 42.75/42 có trọng tải khoảng 60 tấn, ngoài ra còn có biến thể FS 42.75/48 với cấu hình 8x8.

MAN HX-81 ra đời với mục đích thay thế những chiếc Faun FS đã cao tuổi, đây là mẫu xe đầu kéo chở tăng thế hệ mới của Đức được nghiên cứu và sản xuất bởi MAN và Rheinmetall.

Chú "ngựa thồ xe tăng" này chính thức được biên chế vào năm 2013, xe lắp đặt động cơ diesel MAN 2868 công suất 680 mã lực, tải trọng kéo theo lên đến 73 tấn.

Oshkosh M1070 là lực sĩ kéo tăng đến từ Hoa Kỳ, được nghiên cứu và chế tạo bởi công ty quốc phòng Oshkosh, chính thức vào biên chế Quân đội Mỹ từ năm 1992.

Xe được trang bị động cơ Detroit Diesel 8V92TA-90 công suất 500 mã lực, trọng tải kéo theo của M1070 lên tới 70 tấn.

Xe đầu kéo chở tăng Iveco M1100 chính thức vào biên chế từ năm 2003, nó đang phục vụ trong biên chế Quân đội Italia với số lượng khá lớn.

IVECO M1100 lắp đặt động cơ IVECO 8210 công suất 500 mã lực, chiếc xe này có sức tải gần 70 tấn.

DAF TROPCO chính thức đi vào sản xuất từ năm 2005, mẫu xe này được thiết kế theo yêu cầu của quân đội Hà Lan. Họ đặt hàng tới 112 chiếc và chủ yếu để chở tăng Leopard 2 và pháo tự hành PzH 2000.

Xe đầu kéo chở tăng DAF TROPCO được lắp đặt động cơ diesel DAF XM375 công suất 530 mã lực với tải trọng tối đa 65 tấn.

Tiếp theo là chiếc Scania T144GB do công ty Scania chế tạo từ năm 1998, xe hiện được sử dụng trong quân đội của 3 quốc gia Bỉ, Thụy Điển và Pháp.

Chiếc Scania T144GB lắp đặt động cơ turbo tăng áp Scania DSC14 EURO II sản sinh công suất 530 mã lực, T144GB có tải trọng tối đa là 60 tấn.

Cuối cùng là chiếc SISU E-Tech 480 chính thức sản xuất từ năm 2003 bởi công ty SISU, dòng xe này rất được quân đội Pháp quan tâm và đến nay đã đặt hàng 110 chiếc để thay thế cho loại Renault TRM 700-100.

SISU E-Tech 480 trang bị động cơ Mack EUP 12 cho công suất 480 mã lực cho khả năng mang tải trọng tối đa 50 tấn.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-top-10-xe-dau-keo-cho-tang-tot-nhat-the-gioi/775862.antd