Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017

Theo danh sách công bố mới đây của Vietnam Report, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đứng đầu danh sách 500 Doanh nghiệp lớn Việt Nam năm 2017.

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn Việt Nam năm 2017. Ảnh Vnr500.

Đứng đầu doanh nghiệp lớn Việt Nam 2017 là Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV). Đây là nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên với quy mô hoàn chỉnh tại Việt Nam. Ảnh: Samsung.

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2009 với tổng vốn đầu tư 670 triệu USD, đến nay SEV đã trở thành một trong những nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về màn hình plasma và điện thoại di động. Ảnh: Báo đầu tư.

Năng lực sản xuất của nhà máy bình quân mỗi tháng đạt 8,3 triệu chiếc điện thoại di động, 5,5 triệu chiếc camera, 6 triệu mobile phone case, 600.0000 máy hút bụi, 5 triệu LCD, 17 triệu pin điện thoại… Ảnh: Baobacninh.

Vị trí thứ 2 thuộc về Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). EVN được đánh giá là một trong những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam sản xuất kinh doanh điện với một mạng lưới hùng mạnh gồm 93 đơn vị thành viên, trong đó có 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng. Ảnh: BizLive.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đứng vị trí thứ 3 trong danh sách Doanh nghiệp lớn Việt Nam 2017. Hoạt động kinh doanh của tập đoàn bao trùm khắp các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí tại Việt Nam. Hiện nay, tập đoàn có đội ngũ lao động hùng hậu với số lượng gần 60.000 người. Ảnh: PVN.

Vị trí thứ 4 thuộc về Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Là doanh nghiệp Viễn thông đầu tiên ở Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Viettel được xếp hạng thứ 83 trong số 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Ảnh: Qđnd.

Tiếp theo là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Đây là doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm phần lớn thị phần xăng dầu cả nước. Ảnh: Petrolimex.

Thành lập ngày 26/3/1988, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp và nền kinh tế đất nước. Ảnh: Internet.

Agribank có mạng lưới rộng lớn nhất với trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo cả nước với gần 40.000 cán bộ, nhân viên. Ảnh: Đời sống & Pháp lý.

Công ty TNHH Một thành viên Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) có trọng trách tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. Ảnh: Nangluongvietnam.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản và doanh thu năm 2016. BIDV có 190 chi nhánh và 815 phòng giao dịch, hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới. Ảnh: Vinacel.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức thành lập năm 1996 trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không và lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt. Ảnh: Tapchihangkhong.

Với thế mạnh về đội bay trẻ, sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, Vietnam Airlines đã khai thác đến 21 tỉnh, thành phố trên khắp mọi miền đất nước và 28 điểm đến quốc tế tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Gov.

Vị trí thứ 10 thuộc về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Đây là nhà sản xuất than lớn nhất Việt Nam với 30 mỏ than lộ thiên và 20 mỏ hầm lò với tổng công suất khai thác khoảng 47-50 triệu tấn/năm. Ảnh: EVN.

Video: 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2016 (Nguồn Việt Nam Hrp)

Hoàng Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/top-10-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam-nam-2017-971929.html