Tổng thống Donald Trump nhắm đến Nga và Trung Quốc trong thỏa thuận hạt nhân thay thế START II

Tổng thống Donald Trump đang nhắm đến một chính sách đối ngoại mới: một thỏa thuận hạt nhân lớn với Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, một số chuyên gia kiểm soát vũ khí lo ngại nỗ lực này có thể gây tác dụng ngược.

"Có lẽ chúng ta có thể đàm phán một thỏa thuận khác, thêm Trung Quốc và các nước khác", Tổng thống Trump nói.

Lo lắng về việc kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang

Nhà Trắng đang tiến hành các cuộc đàm phán liên ngành để đưa ra các lựa chọn cho Tổng thống Mỹ theo đuổi một hiệp ước hạt nhân mới thay thế Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START II), dự kiến đáo hạn vào năm 2021, một số quan chức Nhà Trắng nói với CNN.

Hiệp ước START II được Nga và Mỹ ký năm 2010, có hiệu lực từ năm 2011. Thời hạn có hiệu lực của Hiệp ước là 10 năm - đến năm 2021. Theo đó, Hiệp ước quy định về việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của cả hai bên để đến đầu năm 2018, tổng số vũ khí không được vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng.

Hiệp ước cũng cho phép 18 lần thanh sát tại thực địa mỗi năm để mỗi bên theo dõi sát sao tình hình triển khai vũ khí của bên kia. Hiệp ước dự kiến đáo hạn vào năm 2021, nhưng có thể được gia hạn thêm 5 năm nếu nhận được sự đồng thuận của cả hai bên.

Tuy nhiên, Nhà Trắng không thấy cần phải vội vã đàm phán về việc gia hạn thêm Hiệp ước START II, thay vào đó là tiến đến thỏa thuận lớn hơn, có khả năng hạn chế cả các vũ khí phi chiến lược và loại bỏ một số loại vũ khí.

"Tổng thống cho rằng việc kiểm soát vũ khí nên bao gồm Nga và Trung Quốc cũng như hạn chế tất cả vũ khí, đầu đạn và tên lửa", một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết. "Chúng tôi muốn đưa ra các lựa chọn cho Tổng thống càng sớm càng tốt để ông có thêm thời gian lên kế hoạch", quan chức này nói.

Tuy nhiên, quy mô của tham vọng này cùng với sự chỉ trích trong quá khứ của ông Trump về hiệp ước START II là một "thỏa thuận tồi"; việc cố vấn an ninh quốc gia John Bolton vẫn thường chỉ trích các thỏa thuận kiểm soát vũ khí, khiến giới quan sát lo ngại rằng mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump chỉ là thoát khỏi hiệp ước hạt nhân.

Theo Alexandra Bell, Giám đốc chính sách cao cấp, Trung tâm kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí, lý do duy nhất Mỹ viện đến Trung Quốc trong hiệp định hạt nhân mới là để hủy bỏ việc mở rộng Hiệp ước START mới Bell và các chuyên gia kiểm soát vũ khí khác lo ngại rằng, động thái này chỉ giúp hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới lần đầu tăng cường kho vũ khí hạt nhân sau nhiều thập kỷ hạn chế theo hiệp ước START II.

Trong khi đó, giới chức Mỹ cho biết mục đích của họ là sửa đổi một hiệp ước cũ trong thời đại mới và tăng cường an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, chính quyền Trump chưa đưa ra lịch trình cho các cuộc đàm phán cụ thể hoặc thậm chí xúc tiến với Trung Quốc và Nga. Ngoại trưởng Pompeo khẳng định, Mỹ đang ở "giai đoạn khởi đầu của các cuộc đối thoại về việc gia hạn" hiệp ước.

Theo chuyên gia Bell, một khi Hiệp ước START II hết hạn, Mỹ sẽ không thể tiếp cận các thông tin quan trọng về hệ thống hạt nhân của Nga. Bên cạnh đó giới quan sát cũng nghi ngờ việc tham gia và tuân thủ của Trung Quốc trong Hiệp ước mà ông Trump tham vọng.

Mối quan tâm về sự sẵn sàng tham gia của Trung Quốc

Bắc Kinh từ lâu đã nói rằng họ sẽ không tham gia kiểm soát hạt nhân với các quốc gia có kho dự trữ lớn hơn nhiều. Trung Quốc có ít hơn một phần mười vũ khí hạt nhân mà Nga và Mỹ có. "Trung Quốc thậm chí không ở trong cùng một sân bóng, họ thậm chí không chơi cùng một trò chơi.", Bell nói.

Trừ khi Bắc Kinh đồng ý trở thành đối tác cơ sở trong một hiệp ước rộng lớn hơn - một kịch bản rất khó xảy ra - đưa Trung Quốc dưới sự kiềm chế của New START sẽ đưa ra cho Washington và Moscow một sự lựa chọn không thể tin được.

Để đạt được sự bình đẳng, họ sẽ phải giảm triệt để việc nắm giữ vũ khí của mình hoặc để Trung Quốc bắt đầu xây dựng hạt nhân khổng lồ để phù hợp với số lượng của Mỹ và Nga.

Các quan chức quốc phòng châu Âu nói rằng có giá trị trong ý tưởng lôi kéo Trung Quốc vào các cuộc thảo luận chiến lược, nhưng họ không có nhiều hy vọng.

"Một mặt có cuộc nói chuyện về việc muốn bao gồm Trung Quốc; mặt khác có kỳ vọng thực tế rằng Trung Quốc không quan tâm đến việc tham gia khuôn khổ đó", một quan chức nói. "Khi bạn đặt hai thứ đó lại với nhau, khách hàng tiềm năng không quá lạc quan".

Hồi tháng 4, trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Trump nói rằng ông nghĩ Moscow và Bắc Kinh "sẽ đi cùng" trong một thỏa thuận hạt nhân và nói rằng điều đó có thể xảy ra sau khi Mỹ và Trung Quốc hoàn tất đàm phán thương mại.

"Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nhiều nếu tất cả chúng ta hợp lại và chúng ta không tạo ra những vũ khí này. Trung Quốc đang chi rất nhiều tiền cho quân sự. Chúng ta cũng vậy. Nga cũng vậy. Và ba quốc gia đó, tôi nghĩ, có thể đến với nhau và ngừng chi tiêu và chi tiêu cho những thứ có thể hiệu quả hơn trong thời gian dài hạn hòa bình", ông Trump nói.

Đức Quý

Nguồn CSTC: http://cstc.cand.com.vn/ho-so-interpol-cstc/tong-thong-donald-trump-nham-den-nga-va-trung-quoc-trong-thoa-thuan-hat-nhan-thay-the-start-ii-543348/