Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Hậu Lộc đạt 18.839 tấn

Các tháng vừa qua, huyện Hậu Lộc đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng ven biển. Kết quả, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 5 tháng đầu năm 2019 của huyện Hậu Lộc đạt 18.839 tấn, bằng 40,9% so với kế hoạch, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Hậu Lộc đạt 18.839 tấn

Các tháng vừa qua, huyện Hậu Lộc đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng ven biển. Kết quả, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 5 tháng đầu năm 2019 của huyện Hậu Lộc đạt 18.839 tấn, bằng 40,9% so với kế hoạch, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Một góc khu nuôi tôm thẻ chân trắng của xã Đa Lộc (Hậu Lộc). Ảnh: Thu Hòa

Để phấn đấu năm 2019, đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng 46.000 tấn thủy sản (tăng 0,9% so với năm 2018), giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.636 tỷ đồng (tăng 2,8% so với năm 2018), trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 12.000 tấn, tăng 14,2% so với năm 2018, đối với khai thác, huyện tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản ở các địa phương, cơ cấu lại nghề phù hợp với vùng, tuyến biển gắn phát triển khai thác hiệu quả, bền vững. Tăng cường quản lý hoạt động khai thác nhằm mục tiêu khai thác bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Tăng cường quản lý tàu cá, đăng ký, đăng kiểm bảo đảm an toàn cho tàu đi biển gắn với củng cố, kiện toàn các tổ, đội sản xuất trên biển...

Riêng lĩnh vực nuôi trồng, vụ xuân hè năm 2019, huyện Hậu Lộc đã đưa hơn 1.700 ha vào nuôi với các đối tượng chủ lực, có giá trị kinh tế cao như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, ngao Bến Tre... Các tháng vừa qua, huyện đã và đang chỉ đạo các xã triển khai kế hoạch chuyển đổi 86,15 ha, chủ yếu là đất lúa vùng trũng và đất làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Hoàn thành đề án chuyển đổi đất sản xuất muối tại 2 xã (Hòa Lộc và Hải Lộc) nhằm nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho diêm dân. Thực hiện 2 mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng công nghiệp trong nhà bạt, áp dụng quy trình thực hành nuôi VietGAP bảo đảm môi trường và an toàn dịch bệnh cho sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và thu nhập cao tại xã Hòa Lộc...

Thu Hòa

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/kinh-te/tong-san-luong-khai-thac-va-nuoi-trong-thuy-san-cua-huyen-hau-loc-dat-18-839-tan/101624.htm