Tổng lượng giãn nước và khả năng tác chiến Hải quân Nga-Mỹ-Trung

Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phân tích, so sánh lực lượng hải quân Nga- Mỹ- Trung của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Ryabov Kirill với tiêu đề trên.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 27/3/2020.

Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69) Hải quân Hoa Kỳ. Ảnh: US Navy

Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69) Hải quân Hoa Kỳ. Ảnh: US Navy

Chương trình đóng các tàu mới và hiện đại hóa những tàu đang có (của Nga) đã đem lại những kết quả bước đầu. Đến thời điểm hiện tại, Hải quân Nga lại một lần nữa được coi là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất và mạnh nhất trên hành tinh.

Cùng với đó, nếu xét theo một loạt các tiêu chí, Hải quân Nga có nhiều điểm khác biệt so với hải quân các quốc gia phát triển khác- và kết quả là có những sự khác biệt về tiềm lực tác chiến và các khả năng.

Các chỉ số số lượng

Trong năm ngoái, Tổ chức “Center for International Maritime Security –CIMSEC” (Trung tâm An ninh Hàng hải Quốc tế Hoa Kỳ (CIMSEC) đã công bố các số liệu thống kê khá thú vị về những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.

Nằm trong “top ba” của bảng xếp hạng là Hải quân Nga, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Mỹ. Tuy vậy, sự khác biệt giữa hải quân ba nước này lại rất rõ ràng- cả về số lượng tàu và theo nhiều số tiêu chí khác.

Dẫn đầu về mặt số lượng là Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Hải quân PLA có 624 đơn vị (tính) tàu chiến. Ở vị trí thứ hai là Nga với 360 tàu, cả tàu ngầm và các tàu cỡ nhỏ. Hải quân Mỹ tụt lại phía sau một chút- 333 đơn vị (tính) tác chiến.

Và như vậy, ta thấy có một cân bằng tương đối về số lượng tàu chiến giữa Nga và Mỹ, tuy nhiên, nếu tính theo tiêu chí số lượng thì Hải quân Nga và Hải quân Mỹ chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc.

Tổng số lượng và tổng lượng giãn nước của các tàu chiến Hải quân Trung Quốc, Hải quân Nga và Hải quân Mỹ theo “Center for International Maritime Security”

Tuy nhiên, con số thống kê số lượng tàu lại không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng cho một loạt các câu hỏi. CIMSEC cũng dẫn so sánh tổng lượng giãn nước của các tàu chiến.

Đứng đầu là Hải quân Mỹ với 4,6 triệu tấn. Tiếp theo sau là Hải quân Trung Quốc- 1,82 triệu tấn. Hải quân Nga xếp vị trí thứ ba - 1,2 triệu tấn. Các con số này cho thấy sự khác biệt rất lớn trong cơ cấu thành phần tác chiến và các lớp tàu của hải quân ba nước.

Không khó để tính ra rằng lượng giãn nước trung bình của mỗi đơn vị tác chiến (chiếc tàu) của Hải quân Mỹ là 13.900 tấn, với Nga- con số này là gần 3.800 tấn, và với Trung Quốc- chưa đến 3.000 tấn. Những số liệu này cho thấy rất rõ đặc điểm của nghành đóng tàu quân sự và cơ cấu hải quân của ba nước

Sự khác biệt giữa hải quân ba nước

Các chỉ số chung và chỉ số trung bình thể hiện rõ những đặc điểm phát triển của hải quân ba nước và sự khác biệt về thành phần đội tàu. Nhìn chung, trong các kế hoạch phát triển hải quân hiện nay của Nga và Trung Quốc, ưu tiên hàng đầu được dành cho các tàu không lớn, trong khi đó- Mỹ chú trọng khai thác và đóng các tàu chiến lớn hơn rất nhiều.

Tàu khu trục USS Paul Ignatius (DDG-117) lớp Arleigh Burke Flight IIA. Ảnh: US Navy

“Đóng góp” đáng kể nhất cho tổng lượng giãn nước của Hải quân Mỹ là 11 chiếc tàu sân bay – tới hơn 1 triệu tấn. Đồng thời, chúng cũng là nền tảng sức mạnh tấn công của Hải quân Mỹ và đi cùng để yểm hộ chúng là các cụm tàu lớn.

Để so sánh, tàu sân bay duy nhất của Nga “Đô đốc Kuznetsov” có lượng giãn nước toàn phần chỉ dưới 60.000 tấn.

Những tàu mặt nước có số lượng nhiều nhất của Hải quân Mỹ là các tàu khu trục lớp Arleigh Burke – tới gần 70 chiếc. Tùy thuộc vào biến thể, chúng có lượng giãn nước từ 8.300 đến 9.800 tấn.

Ngoài ra, trong bối cảnh này, cũng cần phải nhắc tới các tàu đổ bộ lớp San Antonio - 11 chiếc với lượng giãn nước 25.300 tấn mỗi tàu. Hạm đội tàu ngầm Hải quân Mỹ cũng có “đóng góp” lớn vào tổng số lượng tàu và tổng lượng giãn nước với hàng chục chiếc tàu ngầm lượng giãn nước từ 6.000 đến 18.000 tấn.

Hải quân Nga không thể tự hào về số lượng các tàu cỡ lớn. Chỉ duy nhất có một tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng mang tên lửa “Piot Đại Đế” lượng giãn nước 25.800 tấn, 3 tàu tuần dương mang tên lửa dự án 1164 (11.400 tấn), v.v.

Chính việc chỉ có một số lượng nhỏ tàu chiến mặt nước cỡ lớn như trên đã tạo ra sự khác biệt quá lớn nếu tính theo tiêu chí tổng lượng giãn nước (so với Hải quân Mỹ). Rất tiếc, nhưng đặc điểm này cũng có ảnh hưởng rất đáng kể đến các khả năng chiến đấu của Hải quân Nga.

Tình hình với Hạm đội tàu ngầm Nga khả quan hơn nhiều. Có 10 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa với lượng giãn nước 10.000-25.000 tấn mỗi chiếc và hàng chục tàu thuộc các loại khác có các tính năng kỹ- chiến thuật kém hơn– kể cả những chiếc tàu ngầm điện- diesel “không lớn” lớp “Varshavianka " (lượng giãn nước 3.950 tấn) đang có trong trang bị.

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo USS Tennessee (SSBN-734) lớp “Ohio”. Ảnh: US Navy

Thành phần tàu chiến chủ chốt của Hải quân Nga, nếu xét từ quan điểm số lượng hiện nay- thì đó là các tàu tên lửa cỡ nhỏ, các tàu hộ tống và tàu khu trục một số dự án. Có gần 40 tàu hiện đại hiện đang có trong biên chế của tất cả các hạm đội Hải quân Nga.

Mặc dù chỉ có lượng giãn nước nhỏ, nhưng những con tàu như vậy có thể giải quyết các nhiệm vụ tấn công và phòng thủ rất hiệu quả. Chúng còn được tăng cường 23 tàu cỡ nhỏ mang tên lửa các lớp cũ hơn.

Cần phải tính đến đội tàu đổ bộ tương đối lớn của Nga. Tổng cộng, (Hải quân Nga) có gần 50 tàu đổ bộ cỡ lớn và cỡ nhỏ. Một thành phần cấu thành khác nữa rất quan trọng của Hải quân (Nga)- đó là các tàu pháo binh cỡ nhỏ, các tàu quét mìn nhiều dự án khác nhau, tàu cỡ nhỏ chống biệt kích v.v.

Tình hình với Hải quân PLA nhìn chung cũng có nhiều nét tương đồng như Hải quân Nga. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc có khả năng đóng được một số lượng lớn các tàu một số lớp nhất định, kể cả tàu khu trục. Những tàu lớn hơn, như tàu sân bay, cũng đang được đóng, nhưng đòi hỏi nỗ lực rất đáng kể.

Tàu khu trục đầu tiên dự án 055 "Nanyachan". Ảnh: Cjdby.net

Kể từ đầu thập kỷ tới nay, ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã đóng xong và bàn giao cho Hải quân PLA 11 tàu khu trục lớp “052D”.

Hiện đang tiếp tục đóng hàng loạt các tàu dự án "055", và chiếc đầu tiên của dự án này đã được đưa vào trực chiến cách đây không lâu. (Trung Quốc) đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng các tàu mang máy sân bay có lượng giãn nước lớn.

Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn thua Mỹ nhiều tính theo một loạt các tiêu chí cả về số lượng lẫn chất lượng.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (còn tiếp)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/tong-luong-gian-nuoc-va-kha-nang-tac-chien-hai-quan-nga-my-trung-3399346/