Tổng hợp các các dụng phụ của vắc xin quai bị mà cha mẹ nên biết

Cũng như các loại thuốc và vắc xin khác, vắc xin quai bị cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy các tác dụng phụ của vắc xin quai bị có đáng lo ngại hay không?

Nội dung:

1. Những tác dụng phụ của vắc xin quai bị thường gặp
2. Những tác dụng phụ ít phổ biến và nghiêm trọng hơn

1. Những tác dụng phụ của vắc xin quai bị thường gặp

Vắc xin quai bị phổ biến nhất hiện nay là vắc xin kép MMR và MMRV. Thông thường, chúng ít xảy ra các phản ứng phụ. Nếu có thì các triệu chứng cũng tương đối nhẹ nhàng. Những tác dụng phụ của vắc xin quai bị thường gặp nhất là:

- Khó chịu, châm chích, đau và đỏ tại chỗ tiêm.

- Sốt (có hoặc không có phát ban).

- Phát ban. Sốt và phát ban trên da thường phát triển từ 5 đến 12 ngày sau khi tiêm chủng và xảy ra phổ biến hơn ở lần tiêm chủng đầu tiên.

- Viêm tuyến mang tai.

- Nổi hạch ở má hoặc cổ.

- Vì vắc xin MMR và MMRV có chứa rubella nên Viêm khớp hoặc đau khớp cấp tính thoáng qua có thể xảy ra từ 1 đến 3 tuần sau khi tiêm chủng. Tác dụng phụ này thường phổ biến hơn ở phụ nữ sau tuổi dậy thì.

Hãy nhớ rằng, các tác dụng phụ của vắc xin quai bị thường nhẹ nhàng và an toàn hơn nhiều so với việc bị mắc bệnh quai bị. Do vậy, hãy tuân thủ lịch chủng ngừa của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh.

Các tác dụng phụ của vắc xin quai bị thường nhẹ nhàng và ít nghiêm trọng. (Ảnh Internet)

Các tác dụng phụ của vắc xin quai bị thường nhẹ nhàng và ít nghiêm trọng. (Ảnh Internet)

2. Những tác dụng phụ ít phổ biến và nghiêm trọng hơn2.1. Xuất huyết giảm tiểu cầu - tác dụng phụ của vắc xin quai bị nghiêm trọng nhưng có thể tự hồi phục

Tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi chủng ngừa bằng vắc xin MMR hoặc MMRV. Ở hầu hết trẻ em, giảm tiểu cầu sau chủng ngừa sẽ tự khỏi trong vòng 3 tháng mà không có biến chứng nghiêm trọng.

Ở những người đã bị xuất huyết giảm tiểu cầu với liều vắc xin MMR hoặc MMRV đầu tiên. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng huyết thanh để xác định xem có cần thêm một liều vắc xin nữa để phòng bệnh hay không. Nên đánh giá cẩn thận tỷ lệ rủi ro trên lợi ích trước khi xem xét tiêm chủng trong những trường hợp như vậy.

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là tác dụng phụ của vắc xin quai bị có thể tự hồi phục. (Ảnh Internet)

2.2. Viêm não

Vắc xin MMR và MMRV có chứa vắc xin sởi. Mà viêm não đã được báo cáo liên quan đến việc sử dụng vắc-xin sởi với khoảng 1 phần triệu liều được phân phối ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên rủi ro này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mắc bệnh sởi tự nhiên (1 trên 1.000 trường hợp).

2.3. Co giật do sốt cao

Trong độ tuổi từ 12 đến 23 tháng, khi tiêm liều vắc xin MMRV đầu tiên trẻ sẽ có nguy cơ bị sốt và co giật trong 7 đến 10 ngày sau khi tiêm chủng. Việc tiêm vắc xin MMR và vắc-xin Varicella riêng biệt sẽ giảm nguy cơ co giật do sốt cao. Vì vậy, phụ huynh của trẻ có thể chọn phương pháp tiêm MMR V để giảm thiểu tác dụng phụ của vắc xin quai bị này.

2.4. Các tác dụng phụ của vắc xin quai bị khác

Vào giữa đến cuối những năm 1990, các nhà nghiên cứu ở Anh đã báo cáo mối liên hệ giữa vắc xin MMR và bệnh viêm ruột, vắc xin MMR và chứng tự kỷ. Các nghiên cứu khoa học nghiêm ngặt và đánh giá các bằng chứng đã được thực hiện trên toàn thế giới. Và hiện có nhiều bằng chứng để bác bỏ những tuyên bố đó. Vào năm 2010, nghiên cứu ban đầu cho thấy mối liên hệ giữa vắc-xin MMR và chứng tự kỷ bị phát hiện là gian lận và đã bị rút lại.

Trong những tình huống cực kỳ hiếm, có thể xảy ra các tác dụng phụ của vắc xin quai bị nghiêm trọng hơn. Nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa, da và những cơ quan khác. Sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin MMR hoặc vắc xin MMRV cũng có thể xảy ra nhưng rất hiếm.

Nguồn dịch tham khảo: https://www.canada.ca/en/public-health/services/publications/healthy-living/canadian-immunization-guide-part-4-active-vaccines/page-14-mumps-vaccine.html

Mai Nhung

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/tong-hop-cac-cac-dung-phu-cua-vac-xin-quai-bi-ma-cha-me-nen-biet-41202116474750575.htm