Có chiều hướng lắng dịu trên toàn cầu; riêng các nước châu Âu vẫn 'nóng'

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 357.135 trường hợp mắc COVID-19 và 4.561 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 254,4 triệu ca, trong đó trên 5,1 triệu người không qua khỏi.

Trong 24 giờ, thế giới ghi nhận trên 4.200 ca tử vong; Nga chiếm trên 1.200 ca Nước Nga đứng đầu thế giới về ca nhiễm và ca tử vong mới; dịch bùng mạnh tại Hàn Quốc

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 tại bang New Jersey, Mỹ ngày 24/5/2020

Trong 1 ngày qua, Anh là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 39.000 ca), trong khi số ca tử vong mới cao nhất thế giới xảy ra tại Nga (trên 1.200 ca).

Châu Âu hiện được xem là điểm "nóng" của dịch COVID-19 khi số ca mắc mới trong 7 ngày qua đã tăng 13% (1,93 triệu ca).

Theo đánh giá của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu, trong số 27 nước thành viên EU thì Bỉ, Ba Lan, Hà Lan, Bulgaria, Croatia, CH Séc, Estonia, Hy Lạp, Hungary và Slovenia nằm trong danh sách "rất đáng lo ngại".

Các quốc gia khác được xếp vào loại “đáng lo ngại” là Đức, Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Ireland, Latvia, Litva, Luxembourg, Romania và Slovakia. Phần lớn các quốc gia nhằm trong nhóm đáng báo động nằm ở Trung, Đông và Bắc Âu, trong khi các nước Tây Âu và ven Địa Trung Hải dường như chịu ảnh hưởng nhẹ hơn.

Theo các chuyên gia, sự bùng phát dịch trở lại tại các nước Trung, Đông và Bắc Âu là do nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng khi mùa Đông bắt đầu đến, “làn sóng COVID-19 thứ 5” sẽ không chừa phần còn lại của châu Âu, bao gồm cả Pháp - nơi mà sự tuân thủ các biện pháp hạn chế đang giảm dần và hiện vẫn còn khoảng 13% số người từ 80 tuổi trở lên chưa được tiêm chủng.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Moskva, Nga ngày 13/11/2021.

Ngày 15/11, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 93 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Tính từ đầu dịch, quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với hơn 784.500 ca tử vong trong tổng số 47,99 triệu ca mắc. Tiếp đó là Ấn Độ với hơn 463.600 ca tử vong trong số 34,44 triệu ca mắc. Brazil đứng thứ 3 với 611.300 ca tử vong trong số 21,95 triệu ca mắc.

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 231 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 19 triệu ca và trên 77.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Tại Italy, ngày 15/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Andrea Costa tuyên bố tình hình dịch COVID-19 ở nước này đang được kiểm soát. Tuy nhiên, Liên đoàn y tá quốc gia và Công đoàn điều dưỡng cho biết số lượng nhân viên y tế tại nước này bị mắc COVID-19 đã tăng mạnh trong 2 tháng qua, với 2.736 được ghi nhận trong ngày 14/11, tăng 192,3% so với 936 ca ngày 14/9, trong đó 82% số ca mắc là y tá.

Tại Đức tỷ lệ nhiễm Covid-19 cũng ở mức cao chưa từng có kể từ thời điểm dịch bắt đầu. Thống kê của Viện Robert Koch cho thấy, cứ 100.000 người dân Đức thì có 289 ca mắc.

Ngày 15/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Italy Andrea Costa tuyên bố tình hình dịch COVID-19 ở nước này đang được kiểm soát, giữa lúc có tin tức rằng chính phủ có thể áp đặt các hạn chế đối với kỳ nghỉ Giáng sinh năm nay khi số ca nhiễm đang gia tăng.

Nhân viên kiểm tra thân nhiệt học sinh trước khi vào lớp học nhằm phòng dịch COVID-19 tại bang Himachal Pradesh, Ấn Độ ngày 10/11/2021.

Tại châu Á , trong ngày 15/11 các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 26.382 ca mắc COVID-19 và 365 ca tử vong. Tổng số người mắc tại ASEAN từ đầu dịch trên 13.600.000 ca, trong đó 284.903 người tử vong.

Đông Nam Á có số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Dịch bệnh có xu thế xuất hiện đều tại các nước, thay vì tập trung tại một vài điểm nóng như mấy tháng trước đây.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 9 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Lào và Việt Nam.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiêm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể.

Ngày 15/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 128 trường hợp, cao nhất khu vực.

Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 700 ca bệnh và 17 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt.

Trong khi đó, Thái Lan trong ngày 15/11 vẫn ghi nhận thêm trên 6.300 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 45 người.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 52 bệnh nhân mới và 5 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch.

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/co-chieu-huong-lang-diu-tren-toan-cau-rieng-cac-nuoc-chau-au-van-nong-95513.html