Tôi muốn mang cà phê thật đi khắp Việt Nam

Đó là lời khẳng định của ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch NutiFood, còn gọi là bầu Hải, một trong ba người đồng sáng lập thương hiệu Cà phê Ông Bầu.

Bầu Hải kể rằng, duyên nợ của ông với nông trường cà phê NUTI CADA (Đắk Lắk) rất tình cờ. Đó là khi NutiFood đầu tư vào nông trường Phước An, đơn vị đã tiếp tục kế thừa và tái phát triển nông trường cà phê CADA huyền thoại, một trong những nơi người Pháp chọn đặt cây cà phê Robusta đầu tiên vào năm 1922 khi phát hiện điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng và khí hậu tại CADA vô cùng thích hợp để cho ra các hạt cà phê Robusta tuyệt hảo. Nhưng có một nghịch lý là phần lớn sản lượng cà phê CADA được xuất khẩu đi nước ngoài chứ không được sử dụng nhiều trong nước. Từ đó, ông đã ấp ủ giấc mơ trả lại giá trị thật cho cà phê Việt trong lòng người tiêu dùng Việt Nam chứ không chỉ thăng hoa trên thị trường thế giới.

"Tôi muốn mang hạt cà phê chất lượng từ nông trường CADA, nơi chuyên trồng và xuất khẩu cà phê đi khắp thế giới đến cho tất cả người tiêu dùng Việt thưởng thức thông qua hệ thống Cà phê Ông Bầu, qua đó khẳng định vị thế và giá trị của cà phê thật trong lòng tín đồ Việt Nam", bầu Hải khẳng định.

CADA 1922 - Dấu mốc lịch sử

Có những cột mốc lịch sử đã bị dòng chảy thời gian phủ lấp nhưng đó lại là nơi khởi đầu của những câu chuyện, những nền văn minh, hay cả sự thăng hoa của một ngành kinh tế.

Sau khi biến Việt Nam thành thuộc địa, cùng với chính sách vơ vét, khai thác mọi tài nguyên, người Pháp cũng nhận ra vùng khí hậu cao nguyên của đất nước Đông Dương này rất tuyệt vời để mở rộng phát triển cây nông nghiệp cà phê – thứ quả “thần thánh” được phát minh bởi một người chăn dê, sau đó đã trở thành sản vật làm say mê triệu triệu người trên thế giới. CADA tọa lạc tại huyện Krông Pắk – Đắk Lắk là nơi đầu tiên người Pháp chọn trồng cây cà phê Robusta tại Việt Nam năm 1922.

CADA (COMPAGNIE AGRICOLE D’ASIE) chính là tên lấy từ những chữ cái đầu của một tổ chức kinh tế mà người Pháp thành lập để khai thác thuộc địa tại huyện Krông Pak – Đắk Lắk từ những năm đầu của thế kỉ XXSau giải phóng, năm 1977, CADA được tiếp quản bởi Công ty TNHH MTV Cà phê Phước An theo Quyết định số 109/QĐ-UB của UBND tỉnh Đắk Lắk và trở thành nông trường cà phê Phước An. Với sự tiếp sức của NutiFood, đồn điền CADA ngày xưa giờ đây đang trở thành một trong những vùng nguyên liệu cà phê lớn và chất lượng nhất cả nước.

Cà phê nơi đây đã đạt chứng chỉ UTZ – một chứng chỉ toàn cầu đảm bảo về phát triển bền vững và truy xuất nguồn gốc cà phê sạch, được xuất khẩu và tạo dựng uy tín lớn khi phục vụ các thị trường khó tính. Hơn thế, CADA cũng chính là vùng nguyên liệu bền vững cho toàn bộ cà phê của NutiFood nói riêng, mở rộng là cho chuỗi cà phê Ông Bầu đang bắt đầu phủ sóng khắp các tỉnh thành cả nước. Trải qua biến động gần 100 năm, CADA của thế kỷ trước đang hồi sinh rực rỡ và là nơi khởi đầu cho hành trình mang cà phê thật đi khắp phố phường của Cà phê Ông Bầu hôm nay.

Sống thật - Cà phê thật

Ngày nay, phần lớn người Việt có thói quen sử dụng cà phê có độn. Họ uống cà phê không thật đã quen rồi nên khi uống cà phê thật thấy lạ. Chúng tôi mong muốn làm và bán cà phê thật để trả lại giá trị và hương vị đúng nghĩa cho cà phê Việt Nam”, bầu Hải nói.

Cà phê Ông Bầu ra đời với sự dốc sức chung tay của ba ông bầu uy tín trong làng bóng đá Việt, 3 doanh nhân tâm huyết với kinh doanh, đó là ông Trần Thanh Hải-Chủ tịch NutiFood, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Đồng Tâm Group và ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai.

“Khi anh Thắng và anh Hải trao đổi với tôi ý tưởng xây dựng thương hiệu cà phê Ông Bầu tại thị trường Việt Nam. Tôi băn khoăn về chuyện nói thì làm thật hay giả? Tôi có tính rất thật, tất cả phải làm thật và sạch, giống như bóng đá là phải sạch. Cả ba chúng tôi đều đồng ý quan điểm này nên bắt tay làm”, ông Đoàn Nguyên Đức chia sẻ.

Sự bắt tay của ba ông bầu đã hợp nhất sức mạnh, quyết tâm, với nền tảng của cà phê thật CADA - Cà phê ngon nhất từ thủ phủ cà phê Việt Nam và thương hiệu, uy tín của “nhân hiệu” 3 vị lãnh đạo, cùng với đó là tầm nhìn xa để phát triển chuỗi ông Bầu vì một đích đến đóng góp cho cộng đồng. Rất nhanh, nhờ đó đã đưa chuỗi cà phê này tạo được cộng hưởng, vươn xa.

Đồng hành cùng cà phê Ông Bầu, cứ 1 ly cà phê bán ra, bạn sẽ cùng 3 ông bầu, cùng cà phê Ông Bầu đóng góp 1.000đ cho Quỹ Phát triển Tài năng Việt, đưa bóng đá Việt Nam vươn xa hơn”, bầu Thắng khẳng định cùng những người hâm mộ bóng đá và những “tín đồ” cà phê thứ thiệt.

Cà phê Ông Bầu đã chính thức mở điểm bán thứ 100 và đặt mục tiêu mở rộng hệ thống 10.000 quán đến năm 2022. Mỗi điểm, sẽ như hạt giống cà phê đầu tiên đã được gieo tại nông trường CADA trứ danh nhiều năm trước, không chỉ giúp lan tỏa cà phê thật mà còn vun đắp, ươm mầm những “giấc mơ khởi nghiệp”, mang lại công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, qua đó mang lại giá trị thật cho người Việt qua mỗi tách cà phê.

PV

Nguồn KTNT: https://kinhtenongthon.vn/toi-muon-mang-ca-phe-that-di-khap-viet-nam-post36554.html