'Tôi đồng hành cùng con suốt 6 tháng giảm béo phì'

Từ cân nặng 47 kg, cao 1,4 m khi hết lớp 5, bé T.K (Hà Nội) kết thúc học kỳ đầu lớp 6 đã tăng thêm 6 cm chiều cao và giảm 5 kg, thoát bệnh lý béo phì nhờ chế độ sinh hoạt khoa học.

Khi còn nhỏ, bé T.K từng nhiều lần nhiễm khuẩn đường ruột, phải vào viện điều trị dài ngày. Sau mỗi đợt ốm, thể trạng bé lại giảm sút, cân nặng không tăng trong thời gian dài khiến cả gia đình lo lắng. Chị T.D (mẹ bé T.K) cố gắng bồi bổ cho con bằng mọi cách, từ thực phẩm chức năng đến đa dạng món ăn, nhưng không hiệu quả.

Mãi đến khi bé vào lớp 1, tình hình sức khỏe ổn định hơn, cuộc “chạy đua” với việc tăng cân cho con của chị T.D và gia đình mới bước vào giai đoạn nước rút. Với suy nghĩ con ăn được gì thì cho ăn cái đó miễn ngon miệng, tăng cân, khỏe mạnh, chị T.D cho phép con ăn nhiều bữa, đủ món yêu thích. Thói quen ăn nhiều, ăn lệch nhóm chất của bé T.K dần hình thành, dẫn đến tình trạng béo phì.

Thời gian đầu khi bé T.K bắt đầu ăn nhiều, vợ chồng chị T.D và cả gia đình rất vui. Nhiều năm “nhìn con người mà trông con mình”, chị T.D chỉ mong con đạt chuẩn bình thường, tương đồng về vóc dáng và chiều cao với các bạn đồng trang lứa. Nhưng khi con đã tăng cân đuổi kịp bạn bè, chị lại thấy chưa đủ.

“Vợ chồng tôi cùng ông bà luôn thích con bụ bẫm, có da có thịt để trông chắc khỏe hơn. Trước đây con không thích ăn, có ép cũng không được. Giờ thấy con ăn uống ngon miệng, chịu khó ăn nên tôi cố gắng bồi bổ để bù lại thời gian trước đây”, chị cho biết.

Chiều theo sở thích ăn uống của con, các món chiên, rán, đồ ngọt xuất hiện trong bữa ăn chính và phụ của bé T.K ngày càng nhiều. Thấy con chỉ cần có gà chiên, thịt rán, mực tẩm bột chiên,… là có thể ăn 2-3 bát cơm, chị T.D tăng lượng đồ ăn mặn trong bữa cơm mỗi ngày. Bữa phụ cũng được chuyển sang các món giàu tinh bột hay chất đạm như thịt xiên nướng, xúc xích, bánh bao rán, bánh gối… với suy nghĩ “đồ ăn phải có thịt mới nhiều năng lượng, giúp con đỡ đói lại khỏe mạnh”.

Dịch Covid-19 bùng phát suốt 2 năm, suy nghĩ này của chị T.D lại càng được củng cố: “Tôi cho rằng con ăn tốt, tăng cân đồng nghĩa khỏe mạnh, đề kháng tốt, hạn chế lây nhiễm dịch bệnh”. Tuy nhiên, việc ăn nhiều kết hợp ít vận động do thời gian học trực tuyến kéo dài, khiến bé T.K tăng cân nhanh không thể kiểm soát. Riêng trong 2 năm dịch, bé tăng hơn 15 kg. Khi thấy thể trạng con ngày càng to lớn hơn so với lứa tuổi, ăn nhiều nhưng hay đói, cơ thể trì trệ, mệt mỏi và đặc biệt thường xuyên có cảm giác khó thở, chị cho con đi khám dinh dưỡng và được kết luận: Con mắc bệnh lý béo phì.

Theo báo cáo “Phòng chống thừa cân và béo phì ở trẻ em” công bố tháng 6/2021 của UNICEF, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam có xu hướng gia tăng theo độ tuổi, từ 7% ở trẻ dưới 5 tuổi đến 19% ở trẻ 5-19 tuổi.

Nếu không có bất kỳ hành động can thiệp nào, ước tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 1,9 triệu trẻ em béo phì. Theo UNICEF, trẻ thừa cân tăng nguy cơ bị tác động tâm lý như kỳ thị, tự ti, trầm cảm và lo lắng, cũng như các bệnh không lây nhiễm cùng nguy cơ tử vong sớm.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo thừa cân, béo phì không chỉ là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, ung thư, tim mạch, hô hấp,… mà còn có thể khiến các triệu chứng Covid-19 thêm nghiêm trọng, dẫn đến nhập viện, chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ máy thở trong giai đoạn đầu.

Trước những hệ lụy khó lường về sức khỏe khi con thừa cân, béo phì, chị T.D đã quyết định đồng hành cùng con cải thiện chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt. Bé T.K cũng đồng ý hợp tác cùng bố mẹ giảm cân, sau nhiều lần bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình.

Thời gian đầu thực hiện chế độ giảm cân, chị T.D áp dụng ăn kiêng triệt để với bé T.K. Chị loại bỏ hẳn thức ăn đường, béo, giảm tối đa tinh bột và cho con ăn ít thức ăn mặn trong bữa chính, tăng lượng rau xanh, cắt các bữa phụ. Kết quả là bé sụt cân nhanh trong vài tuần đầu nhưng kèm triệu chứng mệt mỏi, kém tập trung, học hành sa sút, thậm chí ngủ gục trong lớp dù trước đây học tập siêng năng.

Nhận thấy triệu chứng bất thường, chị T.D tham khảo ý kiến một số chuyên gia dinh dưỡng và được tư vấn rằng bé T.K đang ở giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, việc ăn kiêng quá mức, ăn thiếu chất không chỉ bất lợi cho sự tăng trưởng thể chất, mà quá trình phát triển sinh lý cũng có thể bị ảnh hưởng.

Dù ăn kiêng, bé cũng cần ăn đủ các nhóm chất: Đạm, tinh bột, chất xơ và vitamin. Việc kiêng hẳn một chất nào đó là không tốt, đơn cử thiếu chất đạm, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, còn thiếu dầu mỡ, trẻ sẽ không hấp thụ được các vitamin tan trong dầu.

Khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với trẻ thừa cân, béo phì, phụ huynh cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự lớn lên và phát triển của trẻ, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm... Trẻ cũng nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt, hạn chế món rán, xào hay bánh kẹo, nước ngọt.

“Tôi được tư vấn giúp con giảm cân từ từ, không nên vội vàng mà bắt bé ăn quá ít, dẫn đến cơ thể lúc nào cũng đói, thiếu chất, mệt mỏi và ảnh hưởng học tập. Tôi cho con ăn theo tháp dinh dưỡng khuyến nghị bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giảm đến tối thiểu lượng cơm ở các bữa chính, thay bằng yến mạch hay ngô, khoai. Lượng rau trong bữa chính tăng lên 2-3 món, thay đổi đa dạng theo mùa và chủ yếu là hấp, luộc, nấu canh”, chị T.D cho biết.

Chị T.D cũng đan xen đạm động vật và thực vật trong bữa ăn, cho con ăn vừa phải món mặn như cá, thủy hải sản, các loại thịt nạc bỏ da hay đậu phụ chế biến theo nhiều cách để giúp con ngon miệng mà vẫn đủ dinh dưỡng. Các loại hoa quả ít ngọt như ổi, nho, táo, cam… cũng thay thế cho bữa phụ giàu tinh bột trước đây.

Ngoài ra, để đảm bảo lượng dinh dưỡng được cung cấp đủ mỗi ngày, đặc biệt trong việc phát triển chiều cao, chị T.D bổ sung vào chế độ ăn của con 2 ly sữa Nutifood GrowPLUS+ Trắng đặc trị cho trẻ thừa cân, béo phì.

Sản phẩm được phát triển dành riêng cho thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam và giám sát chất lượng chặt chẽ từ Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển (NNRIS), chứa 29 loại vitamin và khoáng chất và DHA từ tảo, kết hợp hệ chất Fiber Balance (Polydextrose và FOS/Inulin) cân bằng chất xơ, giúp giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, mà vẫn đảm bảo phát triển toàn diện, thông minh cao lớn chuẩn BMI.

“Tôi quyết định chọn loại sữa đặc trị cho trẻ thừa cân, béo phì này cũng bởi ấn tượng với hệ chất Fiber Balance giúp kiểm soát cân nặng và hàm lượng lớn canxi, vitamin D3, K2, photpho hay DHA tinh khiết từ tảo có trong sản phẩm. Tôi mong con dù ăn theo chế độ giữ hay giảm cân, vẫn có đủ dinh dưỡng để phát triển chiều cao, trí não, thị giác toàn diện”, chị T.D chia sẻ.

Không chỉ thay đổi chế độ ăn, chị T.D cũng sắp xếp lại thời gian biểu của bé T.K, khuyến khích con đi ngủ sớm, giảm bớt thời gian ngồi trước TV, máy tính, thêm 60 phút mỗi ngày cho hoạt động ngoài trời, tập thể thao. Các môn thể thao được chị lựa chọn cho con như bóng rổ, bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp,… đều phù hợp thể trạng, giúp đốt calo, tăng chiều cao cho bé.

Kiên trì và bền bỉ đồng hành cùng con, bé T.K không chỉ cải thiện về hình thể, mà tinh thần cũng thêm thoải mái, vui vẻ, hết tự ti. Năng tập thể dục và ăn uống vừa đủ, bé học được cách duy trì lối sống khoa học, là nền tảng cho một sức khỏe tốt khi trưởng thành.

Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện dự án truyền thông “Phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em.

Là thương hiệu của Nutifood Sweden, được nghiên cứu và phát triển dựa trên đặc thù dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, Nutifood GrowPLUS+ Trắng với công thức hệ chất xơ Fiber Balance độc quyền từ Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển kết hợp 29 loại vitamins và khoáng chất thiết yếu và DHA từ tảo giúp con kiểm soát cân nặng, cao lớn chuẩn BMI và thông minh vượt trội.

https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/grow-plus-trang/?utm_source=adtima.byt&utm_medium=cpm&utm_campaign=GrowPlus-Jan-MarCampaign-launching-20220329&utm_term=MSix&utm_content=banner)

Giang Tiểu San

Đồ họa: Dương Dương

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/toi-dong-hanh-cung-con-suot-6-thang-giam-beo-phi-post1321958.html