Tộc người đầu tiên tự tiến hóa để thích nghi với thế giới hiện đại

Bộ tộc Bajau sống tại Indonesia có lá lách tiến hóa lớn khác thường giúp lặn tự do ở độ sâu đến 70m. Đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện sự thay đổi gene ở người để tiến hóa, thích nghi với hoạt động lặn dưới biển.

Bộ tộc Bajau, hay "Người du cư trên biển", sống trên thuyền và bắt cá bằng cách lặn tự do ở các vùng biển phía nam châu Á suốt hơn 1.000 năm. Hiện tại họ sống ở Indonesia và nổi tiếng với khả năng nhịn thở.

Bộ tộc Bajau, hay "Người du cư trên biển", sống trên thuyền và bắt cá bằng cách lặn tự do ở các vùng biển phía nam châu Á suốt hơn 1.000 năm. Hiện tại họ sống ở Indonesia và nổi tiếng với khả năng nhịn thở.

Quần thể người này nổi tiếng bởi thành viên bộ tộc có thể lặn rất sâu mà không dùng thiết bị hỗ trợ nào ngoài một bộ quả cân và cặp kính bảo hộ.

Giới khoa học hiện đại lần đầu tiên phát hiện dấu hiệu tiến hóa của con người ở thời hiện đại để thích nghi với cuộc sống.

Nghiên cứu hoạt động lặn cho thấy, lá lách đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phản ứng khi lặn. Nhịp tim sẽ giảm, máu được đưa đến những cơ quan thiết yếu, lá lách co lại để đẩy hồng cầu giàu oxy vào tuần hoàn máu.

Nghiên cứu mới cho thấy lá lách của người Bajau lớn hơn 50% so với người Saluan sống chủ yếu trên đất liền.

"Không có nhiều thông tin về lá lách người xét theo sinh lý và di truyền học, nhưng những loài hải cẩu chuyên lặn sâu như Weddell sở hữu lá lách cực lớn. Tôi nghĩ nếu chọn lọc tự nhiên khiến hải cẩu mang lá lách lớn thì con người có thể cũng vậy", nhà khoa học Melissa Ilardo tại Đại học Cambridge cho biết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy lá lách của người Bajau lớn vĩnh viễn chứ không phải chỉ tạm thời do lặn.

Dữ liệu gene thu được cho thấy người Bajau phân tách khỏi nhóm tộc người Saluan “không lặn sâu” cách đây khoảng 15.000 năm. Theo đó, người Bajau có nhiều thời gian hơn để thích ứng với cuộc sống trên biển.

Tuy nói rằng đây là dấu hiệu tiến hóa đầu tiên của con người ở thời kì hiện đại để thích nghi với cuộc sống, nhưng người Bajau đã có cuộc sống kéo dài hàng nghìn năm gắn liền với biển.

Hàng ngàn năm qua, tộc người Bajau lặn biển với cây giáo dài để bắt hải sản. Người Bajau từ bé tới lớn đều ở trên biển và trẻ con có thể giúp bố mẹ đánh bắt cá từ năm 8 tuổi.

Một nhóm nghiên cứu đã từng lấy gene của người Bajau và người Saluan sống trong đất liền để nghiên cứu đối chiếu. Phân tích ADN chỉ ra, người Bajau mang gene PDE10A mà người Saluan không có. Gene này được cho là thay đổi kích thước lá lách bằng cách điều chỉnh lượng hormone tuyến giáp.

Trong trường hợp này, biến thể gen được cho là bắt nguồn từ nhóm người cổ gọi là Denisovan - tộc người được cho là có mối quan hệ với người Neanderthal. Biến thể gene này được truyền đến người hiện đại thông qua quá trình giao phối cổ xưa (tiến trình gọi là "đưa một gene vào gene loại khác") và sau đó tăng lên với tần suất cao hơn ở vùng cao nguyên Tây Tạng do có điều kiện thuận lợi.

Trải qua hàng nghìn năm, dưới tác động của môi trường sống, con người mới bắt đầu có dấu hiệu của sự tiến hóa mới.

Người Bajau đã đi theo hướng tiến hóa để có thể thích nghi với cuộc sống ở dưới nước.

Đây là một trường hợp kỳ diệu về cách con người thích nghi với môi trường xung quanh, nhưng hiện tượng này cũng có thể thu hút nhiều mối quan tâm từ giới y học

Hải Nam

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/toc-nguoi-dau-tien-tu-tien-hoa-de-thich-nghi-voi-the-gioi-hien-dai-1422722.html