Tọa đàm 'Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong cuộc chiến chống Covid 19'

Hội Nhà báo Việt Nam vừa tổ chức tọa đàm: 'Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành cùng đất nước hội nhập' với chủ đề 'Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong cuộc chiến chống Covid 19' tại TP.HCM.

Tham gia giao lưu với các doanh nghiệp có Nhà báo Nguyễn Bé - Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chuyên gia kinh tế TS. Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp Hội BĐS TP.HCM, Ông Chu Tiến Dũng- Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp TP. HCM, Ông Trần Hùng Việt- Chủ tịch Hiệp Hội du lịch TP. HCM, Nhà báo Nguyễn Quang Thông - TBT Báo Thanh Niên, Nhà báo Mai Ngọc Phước - TBT Báo Pháp luật Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Bé - Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biều tại buổi giao lư

Nhà báo Nguyễn Bé - Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biều tại buổi giao lư

Đến dự còn có bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó Chủ tịch nước, PGS-TS. Nguyễn Văn Cường - Cục phó phụ trách Cục quản trị Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các cơ quan báo, đài và doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc, Nhà báo Nguyễn Bé khẳng định, đây là dịp thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp, doanh nhân với các cơ quan báo chí, trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ, phát triển cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng và nâng cao hiệu quả hội nhập khu vực và quốc tế trước ảnh hưởng của đại dịch Covid 19.

Tuy nhiên, trong thực tế, mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những vấn đề không tránh khỏi đó là có những nhà báo, những bài báo thông tin chưa thật sự chính xác, đúng mực, làm khó doanh nghiệp. Và cũng không thiếu những trường hợp doanh nghiệp, doanh nhân chưa hợp tác tốt với báo chí, chưa phát huy được hiệu quả và lợi thế của báo chí để phát triển sản xuất kinh doanh, khẳng định thương hiệu của mình.

Để thông tin trên báo chí về sản xuất, kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng và có hiệu quả, báo chí và doanh nghiệp cần hướng tới và nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp thông tin và xử lý thông tin; đồng thời cần tăng thêm sự chia sẻ, hiểu biết lẫn nhau”.

Chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tường, cho biết tất cả các hoạt động kinh tế tạo sự thay đổi không giống nhau. Bên cạnh các ngành tăng trưởng cao, nhiều ngành rơi vào khó khăn như du lịch, nhà hàng khách sạn… Cơ hội thách thức chia đều cho các doanh nghiệp. TS. Trần Du Lịch bày tỏ niềm tin kinh tế vĩ mô tăng trưởng. Bởi nền tài chính đang ổn định, biến động giá vàng nhưng không biến động đến đời sống kinh tế. Trong giải pháp có giải pháp đầu tư công, ngân hàng ổn định ở lãi suất thấp ...

Chuyên gia kinh tế TS.Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng phát biểu tại buổi giao lưu

TS. Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Doanh nhân TP.HCM cho rằng: 9 tháng qua, cộng đồng doanh nghiệp đã thực hiện thành công 2 nhiệm vụ kép, đó là vừa phòng chống dịch vừa sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế. Có thể nói, cộng đồng doanh nghiệp thành phố đã vượt qua những khó khăn chưa từng có để tồn tại và tiếp tục phát triển, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Theo TS. Chu Tiến Dũng, với sự đồng hành của các phóng viên, cơ quan truyền thông động viên, hỗ trợ phản ánh những khó khăn thách thức, đề xuất với Chính phủ đưa ra các chính sách, quyết sách đồng hành, hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp có thể vượt qua được khó khăn để tiếp tục phát triển, đóng góp cho xã hội.

Ông Trần Đình Hải- Chủ tịch Hiệp Hội Lai Châu chia sẻ: trong giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid 19 hiện nay, doanh nghiệp (DN) và báo chí rất cần đồng hành và tìm ra tiếng nói chung. Đơn cử những chính sách, qui chế ban hành của nhà nước lấy “từ trên xuống” đã thực sự sát với thực tế chưa? bởi nếu không sát thực, không linh hoạt thì sẽ thực thì sẽ …không trúng. Đó là nguyên nhân vì sao các qui chế ban hành từ trước đến nay phải sửa đổi, chỉnh sửa rất nhiều. Muốn làm tốt, trước khi ban hành qui chế, nhà nước nên lấy ý kiến của các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, sau đó sàng lọc kỹ rồi mới ban chế, có như vậy mới thực sự sát với thực tế. Muốn làm tốt điều này, thì không ai khác chính là các cơ quan báo chí đưa ra mới thực sự khách quan.

Trao kỷ niệm chương cho doanh nghiệp

Mặt khác nhà nước can thiệp ở cấp độ không quá sâu vào khung cứng, vào thể chế thi gây khó khăn cho doanh nghiệp. Theo tôi, muốn làm tốt, ngân hàng và doanh nghiệp thảo luận với nhau để đi đến thống nhất chung một cách nhanh chóng. Trên cơ sở đó, cùng thảo luận với nhau thông qua việc cho vay, hoãn nợ, đảm bảo nợ…

Ông Hải phân tích: đất nước ta giai đoạn thập kỷ 60- 70 vai trò của báo chí vô cùng quan trọng, báo chí đã khích lệ kêu gọi động viên toàn dân ra tuyền tuyến và trở thành sức mạnh vô cùng to lớn. Tất cả thanh niên hăng hái tình nguyện lên đường ra mặt trận. Ở vùng nông thôn thì mọi người mọi nhà cùng tăng gia sản xuất trồng lúa ngô, ở các nhà máy sản xuất đều tăng ca, thậm chí một ngày tăng 3 ca để sản xuất quân trang, quân dụng, vũ khí ..phục vụ cho tuyền tuyến.

Quang cảnh hổi nghị

Trong nên kinh tế thị trường, báo chí vô cùng quan trọng trong việc thúc đầy nền kinh tế thị trường phát triển. Nước ta đã giải phóng 45 năm, nhưng nền kinh tế thị trường mới chính thức được 20 năm. Một đất nước lớn mạnh không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp. Trong đó DN nhà nước là chủ đạo và DN tư nhân đóng vai trò dẫn dắt. Trên thực tế, một DN muốn có vốn tích lũy, ít nhất phải có 3 đời người. Còn thực tế DN của chúng ta hầu hết là trong tình trạng “giật gấu vá vai”.

Vì vậy nhà nước cũng cần nuôi dưỡng các DN, có như vậy DN mới phát triển bền lâu. Kinh tế Việt Nam chúng ta còn yếu kém so với một số nước trong khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Đơn cử như tập đoàn Samsung, GDP bình quân 1 năm hơn 400 tỷ USD, tại Việt Nam riêng Samsung đóng góp tới gần 30% GDP cả nước. Trong khi cả nước ta GDP năm 2019 chỉ đạt hơn 300 tỷ USD, tức là chưa bằng 1 tập đoàn của nước ngoài.

Như vậy, DN muốn phát triển mạnh chúng ta phải có sự liên doanh, liên kết với nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm trong kinh doanh cũng như tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tôi thực sự ấm lòng khi nghe ông Nguyễn Bé- Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, tổng biên tập báo Thanh Niên và báo Pháp luật TP khẳng định Nhà báo đồng hành cùng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thực tế hầu hết các DN trong quá trình kinh doanh, sản xuất không tránh khỏi những sai sót. Báo chí nên tìm hiểu kỹ, DN sai sót như thế nào, mức độ đến đâu. Có nên đăng để làm mất uy tín DN không? không nên giật tít giật gân hoặc phản ánh theo hướng một chiều gây mất uy tín DN. Trong quá trình hội nhập, nhiều bài báo đưa ra thiếu trung thực hoặc không đầy đủ có thể giết chết một DN. Ông Hải nói.

Tại buổi tọa đàm, Hội Nhà báo Việt Nam tặng kỷ niệm chương: “Doanh nghiệp phát triển bền vững” và “Doanh nghiệp có thành tích hỗ trợ công tác đẩy lùi đại dịch Covid-19” cho một số doanh nghiệp tiêu biểu.

Tọa đàm nhận được sự tài trợ chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Hải và Ngân hàng TMCP Quân Đội - MB, Công ty Cổ phần Bibica, Khách sạn Cửu Long- Majestic, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam ...

Xuân Thủy

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/hoi-nha-bao-to-chuc-toa-dam-voi-chu-de-%E2%80%9Cco-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-doanh-nghiep-trong-cuoc-chien-chong-covid-19%E2%80%9D-79455