Tòa án cấm máy bay xả thải khi đang bay

Năm 2012, một gia đình ở Long Island bị một vật thể lạ giống như phân, từ trên trời rơi xuống đầu họ. Năm 2015 tại bữa tiệc sinh nhật ở Levvitown cũng có một hiện tượng y hệt như vậy xảy ra, một cơn mưa… phân đổ ập xuống những người ở bữa tiệc làm cho họ rất khó chịu.

Và những người ở gần sân bay Ấn Độ, họ đều phàn nàn về việc những vật thể lạ giống như phân rơi liên tục từ trên trời xuống gây hư hại cho ngôi nhà.

Qua những sự việc ấy, mọi người đều cho rằng máy bay dân dụng đã xả bể phốt khi đang bay. Nếu xả bể phốt trên không, hỗn hợp phân và nước tiểu sẽ bị đóng băng thành khối không khác gì những quả bom, cực kỳ nguy hiểm nếu bị thứ đó rơi trúng người.

Tòa án Xanh Quốc gia của Quốc hội Ấn Độ (National Green Tribunal) cấm máy bay xả chất thải khi đang bay.

Tòa án Xanh Quốc gia của Quốc hội Ấn Độ (National Green Tribunal) cấm máy bay xả chất thải khi đang bay.

Vì chuyện này xảy ra quá nhiều lần, người ta còn gọi nó với từ ngữ chuyên dụng là "blue ice" (băng xanh). Trên thực tế, có hơn 44.000 chuyến bay và 2,7 triệu hành khách một ngày tại Hoa Kỳ, nếu máy bay dân dụng đều xả bể phốt trên không thì thật sự nguy hiểm.

Vào năm 2018, Tòa án Xanh Quốc gia của Quốc Hội Ấn Độ (National Green Tribunal) đã giao nhiệm vụ cho một tiểu ban để điều tra xem những vật thể lạ rơi từ trên trời xuống có phải là phân người thật hay không. Chỉ thị này được đưa ra sau khi người dân Delhi phàn nàn rằng họ bị những cơn mưa phân dội thẳng lên mái nhà. Ban đầu tòa án nghi ngờ đó là phân chim nên mẫu phân được đưa đến Tổng cục Hàng không dân dụng, Viện nghiên cứu chiến lược và Ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương phân tích. Và kết quả đó là chất thải của con người.

Năm 2017, tòa án Ấn Độ liên tục nhận được đơn kiện của người dân về việc máy bay dân dụng thả phân trên bầu trời và rơi vào nhà của họ. Các cư dân sống ở gần sân bay Delhi hay sân bay Quốc tế Salt Lake ở Utah đều gặp những trường hợp tương tự.

Năm 2018, một khối băng đến 12 kgđều là chất thải của con người đã rơi xuống ngôi làng Fazilpur Badli ở Ấn Độ với một tiếng uỵch đáng kinh ngạc, may mắn không ai bị thương.

Và không phải lúc nào cũng may mắn như vậy, một ngôi nhà ở làng Aamkoh thuộc quận Sagar của Ấn Độ đã bị khối chất thải của con người có kích thước bằng bóng đá rơi xuống. Vào thời điểm đó, Rajrani Gaud đang ở trong bếp nấu ăn. Tảng phân đông lạnh cỡ lớn đập xuyên qua mái nhà cô, va chạm vào người cô. Gaud bị chấn thương vai và phải nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để điều trị.

Vào tháng 10/2018, Satwant Singh Dahiya, một cư dân sống gần sân bay New Delhi đã khởi kiện vì cho rằng máy bay dân dụng đã xả bể phốt trên không vào ban đêm, khiến ngôi nhà của anh bị hư hại nặng nề.

Tòa án Xanh quốc gia của Quốc hội Ấn Độ đã ra phán quyết yêu cầu Tổng Cục hàng không dân dụng (DGCA), cơ quan Quản lý an toàn hàng không của Ấn Độ, phải tiến hành các cuộc kiểm tra bất ngờ bể phốt trong nhà vệ sinh của máy bay khi hạ cánh. Nếu bể phốt trong nhà vệ sinh của máy bay trống không khi hạ cánh, hãng hàng không đó sẽ bị phạt 777 USD (gần 18 triệu đồng). Ngoài ra, tòa cũng ra lệnh DGCA vận hành đường dây nóng để tiếp nhận các khiếu nại của người dân về các sự cố phân rơi xuống từ bầu trời.

Nhà vệ sinh trên máy bay đã được thực hiện vào năm 1930 và chỉ đơn giản là những khe hở thô sơ.Những khe này sẽ đổ chất thải ngay ra bầu khí quyển. Đến năm 1936, Không quân Hoàng gia Anh đổ chất thải lên bầu trời thông qua một đường ống. Chính đường ống đã tạo ra một âm thanh như tiếng huýt sáo nên có biệt danh là “ngôi nhà huýt sáo”.

Ngày nay, hệ thống nhà vệ sinh trên máy bay không dùng áp lực nước để cuốn trôi chất thải mà vận hành nhờ lực hút cực mạnh. Mặt trong của bồn cầu được tráng 1 lớp chống dính gọi là Teflon. Việc này giúp đảm bảo chất thải sẽ không bị dính lại trên bồn cầu. Khi nhấn nút xả, một van bên trong hệ thống sẽ được mở ra và kéo chất thải (lẫn mùi hôi) bên trong xuống đường ống với tốc độ cực kỳ nhanh (cỡ 375km/h). Trong vài giây, chất thải đi theo đường ống xuống các bể chứa rất lớn nằm ở đuôi của máy bay.

Khi máy bay vừa đáp, một chiếc xe tải có bể chứa chất thải với dung tích tối đa 3.000 lít, kèm theo hệ thống hút chất thải từ bể của máy bay, với tốc độ rất nhanh sẽ tiếp cận với phần đuôi của máy bay. Mọi việc không diễn ra hoàn toàn tự động. Sau khi chất thải được hút ra hoàn toàn, kỹ thuật viên sẽ tiếp tục nối một đường ống khác để bơm nước và chất khử trùng vào bên trong bể chứa trên máy bay nhằm làm sạch. Sau đó xe tải sẽ vận chuyển chất thải đi xử lí.

Khánh Linh (dịch)

Nguồn CSTC: http://cstc.cand.com.vn/muon-mau-cuoc-song/toa-an-cam-may-bay-xa-thai-khi-dang-bay-586727/