Tố chất để thành công trong ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT)

Hàng năm có hàng nghìn sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp, để có được một vị trí công việc và thu nhập tốt, đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Theo nhận định của VietnamWorks, trang web tuyển dụng lớn nhất hiện nay tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT) hiện đang cao nhất trong lịch sử.

Năm 2019, toàn cầu đã chi 3360 tỷ đô la vào công nghệ. Không thể phủ nhận đây là một con số lớn, và nếu xem xét sự thống lĩnh hiện tại của lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), điều này là hiển nhiên. CNTT, đặc biệt là phát triển phần mềm, như một gã khổng lồ mau ăn chóng lớn.

Cuộc sống của chúng ta đang được bao vây bởi công nghệ, các ứng dụng, các phần mềm, và thậm chí đang được vận hành bởi chúng. Tương lai nói rằng “gã khổng lồ” này sẽ càng lớn mạnh hơn rất nhiều.

Để nổi bật trên thị trường công nghệ với các doanh nghiệp trẻ mọc lên như nấm hiện nay, bạn phải nắm bắt được các xu hướng đang chiếm thế thượng phong để đưa ra các nước đi tốt nhất cho doanh nghiệp hoặc sự phát triển cá nhân của bạn.

Đặc biệt với Cách mạng công nghiệp 4.0, từ nay cho tới 2020 nhu cầu tuyển dụng nhân sự khối ngành CNTT sẽ tiếp tục tăng dẫn đến tình trạng khan hiếm nhân sự diễn ra khốc liệt hơn.

Theo nhận định của chuyên gia, có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhu cầu nhân lực ngành CNTT ngày càng khan hiếm. Đó là:

Học sinh “ngại” học ngành CNTT:

Mặc dù nhu cầu nhận lực ngành CNTT rất cao dẫn đến hầu hết SV ra trường đều có việc làm và lương cao (theo JobStreet.com, nhân viên làm việc trong lĩnh vực CNTT có mức lương trung bình đứng thứ 3 trong Top 10 các ngành có mức lương cao nhất), nhưng số lượng sinh viên theo học ngành CNTT không tăng đáng kể trong các năm vừa qua. Theo phản ánh từ các bạn học sinh PTTH, các bạn ngại học CNTT vì không biết mình có những tố chất để thành công trông lĩnh vực công nghệ hay không?

Nhằm giúp các bạn học sinh giải đáp những băn khoăn khi chọn ngành CNTT, TS. Lê Đình Phong, giảng viên Khoa CNTT trường ĐH Hoa Sen chia sẻ rằng niềm đam mê công nghệ chính là yếu tố chính giúp bạn thành công. Đồng thời tính sáng tạo và khả năng tư duy logic khi giải quyết vấn đề cũng không kém phần quan trọng.

TS. Lê Đình Phong, giảng viên Khoa CNTT HSU chia sẻ về lợi ích khi đưa Robot Nao vào quá trình học tập của sinh viên HSU.

TS. Lê Đình Phong, giảng viên Khoa CNTT HSU chia sẻ về lợi ích khi đưa Robot Nao vào quá trình học tập của sinh viên HSU.

Tuy nhiên, thầy Phong cũng nhấn mạnh: “Khi CNTT trở thành công nghệ nền tảng trong cuộc sống hàng ngày, học CNTT cho phép các bạn trẻ tham gia vào những ngành nghề khác nhau và đóng những vai trò khác nhau.

Bạn có thể không có hết các điểm mạnh phù hợp cho ngành và cho dù bạn chưa thực sự học giỏi trong trường, bạn vẫn làm được nhiều việc và thành công với CNTT. Những kỹ năng mà các bạn được rèn luyện khi học CNTT đều rất hữu ích cho tất cả mọi việc.”

Đồng ý với quan điểm trên của TS.Lê Đình Phong, chị Phạm Nguyệt, Giám đốc nhân sự công ty DXC tại Việt Nam (DXC Technology là một trong những công ty CNTT hàng đầu trên thế giới với hơn 170 ngàn nhân viên toàn cầu) khẳng định: có thêm được những điểm mạnh nhưng giỏi ngoại ngữ, luôn học hỏi và không ngừng cập nhật kiến thức; hiểu/nhạy cảm với thị trường và nhu cầu của người dùng sẽ luôn giúp các bạn SV ngành CNTT phát triển nghề nghiệp của mình một cách vững chắc.

Chị Nguyệt khuyên các bạn học sinh chuẩn bị bước vào học ngành CNTT rằng: “Không có nghề nào thành công dễ dàng, với nghành CNTT, cơ hội việc làm rất lớn. Người lao động có cơ hội làm việc ở các nước tiên tiến.

Để có một tương lai nghề nghiệp tốt, thí sinh cần học tập nghiêm túc trong nhà trường, học tốt một ngôn ngữ lâp trình, làm các dự án, bài tập lớn để tích lũy kinh nghiệm làm việc. Ngoại ngữ giỏi là một lợi thế lớn. Tuân thủ kỷ luật, tôn trọng bản quyền là đạo đức làm việc cơ bản nhất cần có.”

Sinh viên ngành CNTT tốt nghiệp ra trường thường không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp CNTT:

Một thực tế là sinh viên ngành CNTT tốt nghiệp ra trường thường không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp CNTT, buộc doanh nghiệp phải “đào tạo” trước khi được cho tham gia trực tiếp vào dự án.

Theo đánh giá của ông Gaku Echizenya - CEO Navigos Group Việt Nam, nhân lực Việt Nam trong lĩnh vực CNTT, đặc biệt là SV mới ra trường, còn yếu các kỹ năng mềm như: khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý công việc, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tư duy toàn cầu, và đặc biệt là tiếng Anh. Đào tạo sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp là trách nhiệm và nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo.

Trong số các trường đào tạo ngành CNTT hiện nay, trường Đại học Hoa Sen được biết đến như một địa chỉ giáo dục uy tín. Với mục tiêu đào tạo cử nhân phần mềm có khả năng tuyển dụng cao với các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm thực hành theo yêu cầu của các nhà tuyển dụng tiềm năng, tỉ lệ sinh viên ngành CNTT của trường Đại học Hoa Sen có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp luôn chiếm tỉ lệ cao (trên 95%).

Hầu hết đang làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia và các công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Nhiều sinh viên chưa ra trường đã được doanh nghiệp tuyển dụng và nhận được phản hồi tích cực như có kỹ năng công nghệ tốt, ngoại ngữ giỏi, có kỹ năng mềm và khả năng thích ứng nhanh.

Một trong những phương thức tạo niềm đam mê công nghệ cho SV ngành CNTT ở trường đại học Hoa Sen là các hoạt động ngoại khóa. Sinh viên được tham gia vào các hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) chuyên về CNTT như “CLB Lập trình game”, “CLB Lập trình Mobile”, “CLB Web”, “CLB IoT”…

Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa này không những nhằm tạo điều kiện cho sinh viên trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm mà còn giúp cho các bạn sinh viên có được trải nghiệm kiến thức, nắm bắt và làm chủ xu hướng công nghệ (CN) qua đồ án thực tế và sân chơi CN.

Năm 2020, nhằm khuyến khích, hỗ trợ tân sinh viên nhóm ngành Khoa học & Công nghệ, trường Đại học Hoa Sen dành nhiều suất học bổng cho các thí sinh tham gia xét tuyển khối ngành này. Theo đó, thí sinh có điểm trung bình năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 từ 7.5 điểm trở lên đều có cơ hội nhận được một trong 60 suất học bổng với giá trị 30 triệu đồng/suất.

T.H

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/sinh-vien-tv/to-chat-de-thanh-cong-trong-nganh-cong-nghe-thong-tin-20200703154717466.html