Tổ ấm ngập ánh sáng của anh kiến trúc sư trẻ ở Tây Ninh

Sau khi tham khảo ý kiến của gia đình, anh kiến trúc sư trẻ đã tự mình thiết kế nên 1 không gian nhiệt đới gần gũi thiên nhiên với 2 tỷ đồng.

 Ngôi nhà 170 m2 của anh Nguyễn Châu Thanh (Tây Ninh) có điểm nhấn kiến trúc là hệ mái lệch nhau. Tuy không còn mới nhưng với điều kiện thời tiết nắng nóng và mưa nhiều như Tây Ninh, thiết kế này vẫn hoàn toàn phát huy tác dụng.

Ngôi nhà 170 m2 của anh Nguyễn Châu Thanh (Tây Ninh) có điểm nhấn kiến trúc là hệ mái lệch nhau. Tuy không còn mới nhưng với điều kiện thời tiết nắng nóng và mưa nhiều như Tây Ninh, thiết kế này vẫn hoàn toàn phát huy tác dụng.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa các đường nét ngang thẳng với các cửa sổ tròn, cung tròn khiến ngôi nhà mạnh mẽ nhưng không thiếu đi sự mềm mại và ôn hòa.

Thiết kế được tổng hợp từ ý kiến của tất cả các thành viên trong gia đình, phù hợp với những thói quen sinh hoạt của mỗi người.

Giải pháp thiết kế hoàn toàn theo phong cách nhiệt đới, vừa tận dụng được ánh sáng tự nhiên vừa thoáng mát với những ô cửa sổ, cửa đi cỡ lớn. Căn nhà bao gồm 1 phòng thờ, 1 phòng khách kết hợp phòng ăn, 1 phòng bếp, 3 phòng ngủ, 2 vệ sinh và 1 phòng giặt phơi.

Việc bố trí không gian của ngôi nhà bị ảnh hưởng từ thói quen sống chung cư ở TP.HCM của anh Thanh khi tất cả các phòng phải được liên thông với nhau. Bởi thế mà các thành viên trong nhà đều dễ dàng nhìn thấy nhau, tạo cảm giác ấm cúng hơn. Từ đây, ngôi nhà cũng giúp các mối quan hệ trong gia đình khăng khít hơn.

Ngôi nhà còn có ảnh hưởng một phần bởi phong cách thiền và sự tối giản của người Nhật. Tất cả mọi thứ từ nội thất đến ngoại thất đều tối giản nhất có thể, không thiếu nhưng vừa đủ.

Là một kiến trúc sư trẻ, anh Thanh cho biết đã phải cố gắng thuyết phục gia đình với những ý tưởng của mình. Nhiều không gian của căn nhà được thiết kế kết nối với không gian bên ngoài, tạo cảm giác thông thoáng.

Toát lên ở ngôi nhà là vẻ bình dị, là sự kết hợp của hiện đại và truyền thống một cách chỉn chu, không phân chia cấp bậc.

Ngoài ra, sân vườn cũng như niềm đam mê nuôi trồng của người thiết kế được đưa vào khiến ngôi nhà thêm hòa hợp với thiên nhiên.

Không gian bếp tách riêng, được giữ theo cấu trúc bếp của người Việt, tuy nhiên có thêm khu vực đảo bếp để tiện lợi hơn trong khi sử dụng.

Ngôi nhà còn được coi là một thành viên trong gia đình, cùng nhau trải qua những kỷ niệm vui buồn.

Quốc Toàn - Nông Dân Tư Mập

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/to-am-ngap-anh-sang-cua-anh-kien-truc-su-tre-o-tay-ninh-post1074078.html