Tình yêu mãnh liệt với tác phẩm 'để đời'

Loạt bài phóng sự: ''Uy lực' giữa biển Đông' đăng phụtrương An ninh biên giới (báo Biên phòng) đã đoạt Giải Báochí Quốc gia năm 2018, là 'cái kết' câu chuyện của tôi gắnbó mật thiết với với ngư dân. Cả cuộc đời họ lao động sảnxuất trên biển, có muôn vàn hình ảnh, chi tiết chứa chanlòng người.

Chiếc tàu trị giá 25 tỉ đồng của ông Bảy Ngọc, chuyên làm nghề mành chụp. Ảnh: Hải Luận

Chiếc tàu trị giá 25 tỉ đồng của ông Bảy Ngọc, chuyên làm nghề mành chụp. Ảnh: Hải Luận

Tôi đến cảng cá Hòn Rớ, TP. Nha Trang, Khánh Hòa, nhìn thấy chi tiết “lạ mắt”. Mấy chiếc tàu đánh cá gắn rất nhiều loại bóng đèn pha cao áp, hai bên mạn tàu có 4 cần sắt dài giống như cần xe cẩu, kèm theo nhiều loại dây chằng chịt. Lân la hỏi chuyện, ông chủ tàu Bùi Văn Trung nói vắn tắt: “Đây là chiếc tàu nhựa (vật liệu composit) tổng trị giá 19 tỉ đồng. Nhưng vẫn thua tàu của ông Bảy Ngọc, trị giá 25 tỉ đồng, được xếp hiện đại nhất Việt Nam. Chính ông Bảy Ngọc đã đi ra nước ngoài học nghề mành chụp hiện đại và phát triển nó lên thành nghề chuyên nghiệp”.

Chi tiết “ông Bảy Ngọc đã đi ra nước ngoài học nghề mành chụp” trở thành đầu nguồn của câu chuyện. Buộc tôi phải đi tìm ông Bảy Ngọc cho bằng được, sau 3 ngày mới gặp được ông. Một tháng sau, tàu đi biển về cập cảng, tôi xuống dò hỏi các lao động và thuyền trưởng, chủ động mời ông thợ máy tàu đi uống cà phê để “khoan sâu” những tầng lớp chuyện của Bảy Ngọc. Lúc trao đổi trực tiếp ông nói: “Ngoài khơi xa tôi có “vùng biển từ đường” đánh bắt quanh năm”. Chi tiết đắt giá này, buộc tôi phải thuyết phục bằng được ông cho tôi cùng đi theo tàu đánh cá, ra khơi xa xem “vùng biển từ đường” như thế nào.

Qua hệ thống liên lạc giữa các tàu đánh cá với nhau, ông Bảy Ngọc “khoe” trên tàu của mình có nhà báo đi theo tìm hiểu thực tế. Vào đất liền, gặp tôi, thuyền trưởng Lê Tuấn Hiệp, TP. Nha Trang kể: “Tất cả thuyền trưởng tàu cá của Việt Nam xem biển Trường Sa là “nồi cơm” của mình, thì không có sợ các tàu của Trung Quốc. Nhà nước đã hỗ trợ tiền dầu cho các tàu cá rồi, mỗi con tàu, mỗi thuyền trưởng và lao động trên tàu phải có trách nhiệm bảo vệ biển, bảo vệ “nồi cơm” của mình lâu dài”.

Khoảng 2 tháng sau, 3 ông thuyền trưởng mời tôi đến họp bàn kế hoạch kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, không đóng tàu nhỏ dưới 30m, cần đầu tư đóng những chiếc tàu đánh cá 80 - 100m. Khi ngư dân đã thấy tin tưởng nhà báo, sẽ nói ra những câu chuyện sâu thẳm, mà cả cuộc đời họ luôn “treo” ở đầu ngọn sóng. Tôi viết báo học theo cách làm của bà con: “Cục” lợi ích kinh tế của ngư dân nằm ở đâu, thì ở đó được giải quyết tốt mọi vấn đề”. Tình yêu mãnh liệt của nhà báo “đặt” ở câu chuyện nào, sẽ tạo ra được tác phẩm “để đời”./.

Hải Luận

Nguồn Người Làm Báo: http://nguoilambao.vn/tinh-yeu-manh-liet-voi-tac-pham-de-doi-n14268.html