Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Hà Nội đã giảm

Nếu như năm 2018 tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn Hà Nội là 113.5 trẻ trai/100 trẻ gái, thì trong 9 tháng đầu năm 2019 tỷ số này đã giảm, còn khoảng 110.5 trẻ trai/ 100 trẻ gái.

Theo TS.Bác sỹ Tạ Quang Huy, Chi cục Trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm công tác DS-KHHGĐ của TP Hà Nội 9 đạt được nhiều kết quả quan trọng, cần duy trì đến hết năm như tỷ số giới tính khi sinh ước đạt 110.5 trẻ trai/100 trẻ gái. Cả năm ước thực hiện đạt là 113 trẻ trai/100 trẻ gái).

Bên cạnh đó, tỷ lệ sàng lọc trước sinh 9 tháng năm 2019 đạt 83,21%, dự kiến cuối năm đạt 83%, đạt chỉ tiêu. Trong đó, siêu âm hội chẩn 1.713 ca, chọc ối làm NST 356 ca, đình chỉ thai nghén: 124 ca; Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 9 tháng đầu năm 2019 đạt 82,76%, dự kiến cuối năm hoàn thành chỉ tiêu đề ra 85%; Số người mới áp dụng Biện pháp tránh thai: 385.233(đạt 107,0 %).

PGS-TS. Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho rằng, để thực hiện hoàn thành các mục tiêu trong năm 2019 yêu cầu các đơn vị cần đẩy mạnh việc thực hiện 8/8 chỉ tỉ tiêu TP giao năm 2019. Trong đó có 1 số vấn đề cấp thiết như: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về thực hiện chính sách dân số. Tham mưu cho các cấp lãnh đạo sớm kiện toàn bộ máy ở các đơn vị còn thiếu, sớm ổn định hoạt động.

Cần tiếp tục tăng cường truyền thông để giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 và mất cân bằng giới tính khi sinh (ảnh: H.M)

Cần tiếp tục tăng cường truyền thông để giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 và mất cân bằng giới tính khi sinh (ảnh: H.M)

Tập trung các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu sàng lọc sau sinh, đẩy mạnh tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở. Nắm bắt tình hình mới hiện nay, nhiều gia đình chọn các gói dịch vụ sàng lọc sau sinh thay vì các gói sàng lọc miễn phí của thành phố, chúng ta cần tìm hiểu các đơn vị cung cấp dịch vụ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sàng lọc hay không. Bên cạnh đó cần tìm ra giải pháp để tổng hợp được chính xác số trẻ được sàng lọc.

Cần giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng cao, lấy truyền thông trực tiếp, vận động, thuyết phục là hình thức truyền thông cơ bản, địa bàn trọng tâm là vùng mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 cao; đối tượng tập trung là cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, có nguy cơ sinh con thứ 3 trở lên cao; đảm bảo tính sẵn có và khả năng tiếp cận, đáp ứng kịp thời nhu cầu của mọi đối tượng cần thực hiện KHHGĐ. Bên cạnh đó, cần ban hành các chính sách về dân số, đặc biệt là những chính sách đủ mạnh để xử lý người vi phạm chính sách DS-KHHGĐ...

Đối với hoạt động kiểm tra giám sát thì cần ra soát lại, cần có kế hoạch của Ban chỉ đạo công tác dân số và Ban chỉ đạo thực hiện đi kiểm tra thực tế.Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra ở các cấp đặc biệt là đối với cơ sở, đảm bảo thực hiện chính sách dân số ở địa bàn các quận, huyện, thị xã. Tăng cường thanh tra kiểm tra các cơ sở y tế ngoài công lập về không lựa chọn giới tính thai nhi và các quy định của pháp luật.

T. An

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/tinh-trang-mat-can-bang-gioi-tinh-khi-sinh-tai-ha-noi-da-giam-173124.html