Tỉnh Thái Nguyên thừa nhận đổi Dự án BT gần 10.000 tỷ đồng thành Đề án

'Dự án' xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu được đổi từ nhóm A thành 'Đề án' thuộc nhóm B.

Ngày 25/12/2016, ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, trao Giấy chứng nhận, khởi công và thi công dự án. Nhưng đến ngày 29/5/2019, báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án (Điều chỉnh) vẫn chưa được phê duyệt. Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư hay thuộc về UBND tỉnh Thái Nguyên?

Ngày 25/12/2016, ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, trao Giấy chứng nhận, khởi công và thi công dự án. Nhưng đến ngày 29/5/2019, báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án (Điều chỉnh) vẫn chưa được phê duyệt. Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư hay thuộc về UBND tỉnh Thái Nguyên?

Ngày 29/5/2019, Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên có văn bản gửi Báo Kinh tế nông thôn cung cấp thông tin Đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu.

Sở Xây dựng Thái Nguyên cho biết, ban đầu Đề án là 1 Dự án có tổng mức đầu tư 9.811,6 tỷ đồng thuộc nhóm A, thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, nhưng do điều kiện khó khăn về tài chính của Trung ương, khó có thể thực hiện theo dự án nhóm A.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đồng ý chủ trương đổi tên “Dự án” thành “Đề án”.

Để đảm bảo quá trình thẩm định, phê duyệt thực hiện dự án theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thuận lợi trong quá trình thực hiện, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh đã đồng ý chủ trương đổi tên “Dự án” thành “Đề án” để UBND tỉnh tổ chức thực hiện theo quy định.

Như vậy, lấy lý do khó khăn về tài chính của trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đồng ý chủ trương đổi tên “Dự án” thành “Đề án” (sau khi đổi thành Đề án, chia nhỏ ra thành 9 dự án thành phần thuộc nhóm B- PV).

Không dừng lại ở đó, khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chưa có Báo cáo nghiên cứu khả thi (điều chỉnh), chưa ký hợp đồng BT nhưng ngày 25/12/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên cùng chủ đầu tư đã long trọng khởi công 2/9 dự án.

Sau gần 3 năm khởi công, thi công, dự án vẫn dang dở, nhếch nhác, sắt thép hoen gỉ vì phơi mưa nắng.

Tính đến ngày 29/5/2019, báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án (điều chỉnh) vẫn chưa được các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên thẩm định, phê duyệt.

Liên doanh Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 - Công ty cổ phần Tập đoàn T&G khởi công và thi công các hạng mục của dự án số 1 và số 5 khi chưa đủ điều kiện vì báo cáo nghiên cứu khả thi chưa được phê duyệt.

Vậy, Liên doanh Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 - Công ty cổ phần Tập đoàn T&G khi khởi công và thi công dự án có được UBND tỉnh Thái Nguyên cho phép? Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư hay thuộc về UBND tỉnh Thái Nguyên?

Mặt khác, sau gần 3 năm khởi công và thi công các hạng mục của dự án số 1 và số 5, nhiều tháng nay dự án đã dừng thi công, nhiều hạng mục sắt thép bị hoen gỉ.

Trong khi cả nước đang ra sức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc nhiều tỷ đồng nằm phơi mưa nắng, phơi mưa, gây lãng phí, có một phần trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh Thái Nguyên.

Hoàng Văn

Nguồn KTNT: https://kinhtenongthon.vn/tinh-thai-nguyen-thua-nhan-doi-du-an-bt-gan-10000-ty-dong-thanh-de-an-post28214.html