Tỉnh nào có ngọn núi cao nhất miền Nam?

Có chiều cao 986 m so với mực nước biển, núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh cao nhất ở miền Nam. Sau núi Bà Đen, Núi Cấm (An Giang), núi Bà Rá (Bình Phước), Núi Cậu (An Giang) có chiều cao hàng đầu ở miền Nam.

1: Tỉnh nào có diện tích lớn nhất miền Nam?Có thể bạn quan tâm Theo Atlas địa lý Việt Nam, với diện tích tự nhiên hơn 6,8 nghìn km2, Bình Phước có diện tích tự nhiên lớn nhất miền Nam. Bình Phước cũng là địa phương có nhiều di tích, thắng cảnh như: Di tích quốc gia đặc biệt Tà Thiết, Nhà Giao Tế Lộc Ninh, Sóc Bom Bo.

1: Tỉnh nào có diện tích lớn nhất miền Nam?Có thể bạn quan tâm Theo Atlas địa lý Việt Nam, với diện tích tự nhiên hơn 6,8 nghìn km2, Bình Phước có diện tích tự nhiên lớn nhất miền Nam. Bình Phước cũng là địa phương có nhiều di tích, thắng cảnh như: Di tích quốc gia đặc biệt Tà Thiết, Nhà Giao Tế Lộc Ninh, Sóc Bom Bo.

2: Tỉnh nào sau đây có diện tích nhỏ nhất miền Nam? Theo Cổng thông tin điện tử Vĩnh Long, với diện tích tự nhiên chưa tới 1,6 nghìn km2, Vĩnh Long là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất miền Nam (Vĩnh Long chỉ lớn hơn thành phố trực thuộc Trung ương Cần Thơ). Vĩnh Long là quê hương của nhiều nhà khoa học, cách mạng nổi tiếng của nước ta.

3: Tỉnh nào sau đây không thuộc khu vực miền Nam? Trong 3 tỉnh trên, Đắk Nông không thuộc khu vực miền Nam. Theo Atlas địa lý Việt Nam, Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tiếp giáp Bình Phước, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

4: Thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất miền Nam? Biên Hòa (Đồng Nai) là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất ở miền Nam và cả nước ta. Theo Cổng thông tin điện tử Đồng Nai, dân số Biên Hòa hiện nay hơn 1 triệu người, tương đương dân số của 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.

5: Tỉnh nào có ngọn núi cao nhất miền Nam? Có chiều cao 986 m so với mực nước biển, núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh cao nhất ở miền Nam. Sau núi Bà Đen, Núi Cấm (An Giang), núi Bà Rá (Bình Phước), Núi Cậu (An Giang) có chiều cao hàng đầu ở miền Nam.

6. Tỉnh nào ở miền Nam được mệnh danh “xứ sở của cây thốt nốt”? Cây thốt nốt gắn liền vùng Thất Sơn (hay còn gọi là vùng Bảy Núi) thuộc địa phận huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Nơi đây được xem là "xứ sở của thốt nốt".

7. Tỉnh nào có dân số ít nhất miền Nam? Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, với dân số khoảng 772 nghìn người, dân số của Hậu Giang ít nhất trong các tỉnh miền Nam. Tỉnh ít dân số thứ hai là Bạc Liêu (hơn 886 nghìn người), Bình Phước ít thứ ba (khoảng 1 triệu dân).

8. Bánh Pía là đặc sản nổi tiếng của tỉnh nào ở miền Nam? Theo Cổng thông tin Du lịch Việt Nam, bánh Pía là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt nhất là bánh Pía ở Vũng Thơm. Bánh Pía Sóc Trăng đã xuất hiện trong nhiều bài hát về miền Tây sông nước.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tinh-nao-co-ngon-nui-cao-nhat-mien-nam/20191021121841931