Tình hữu nghị Việt Nam – Cuba đời đời bền vững

Những kỷ niệm vô cùng ấn tượng còn ghi mãi trong sâu thẳm ký ức của tôi gần 60 năm qua, đó là cuộc biểu diễn ở trại lính Cuba nhân kỷ niệm ngày quốc khánh Cuba, năm1965.

Tham dự ngày quốc khánh Cuba ở quảng trường Jose Marty ngày 1/1/1965 Lahabana, Ảnh:TL

Tham dự ngày quốc khánh Cuba ở quảng trường Jose Marty ngày 1/1/1965 Lahabana, Ảnh:TL

Nhận lời mời của Bộ Văn hóa Cuba, Bộ Văn hóa Việt Nam cử đoàn ca múa Trung ương (nay là nhà hát ca múa nhạc Việt Nam) sang thăm và biểu diễn chào mừng quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai dân tộc vào dịp quốc khánh Cuba.

Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam đã đi biểu diễn ở trên 40 nước và hàng trăm thành phố lớn cũng như thủ đô tráng lệ, song buổi biểu diễn ở trại lính Cuba thì không ai trong chúng tôi quên được, bởi sự hưng phấn cao trào bằng những tràng vỗ tay kéo dài hầu như tiết mục nào bạn cũng yêu cầu hát lại, múa lại. Những người Cuba không chỉ yêu thích mà rất quý trọng người đồng chí, người anh em Việt Nam. Từ bài hát quan họ quê tôi của Phó Đức Phương do tốp nữ tự đệm đàn thập lục đã xâm chiếm tình cảm, sự hào hứng dõi theo của các lính Cuba. Họ đều cho đây là những “Tên lửa tầm xa” gây xúc động cuốn hút người nghe từ giai điệu mượt mà uyển chuyển trong sáng cùng tiếng đàn hòa quện, lại được các thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài tha thướt, lướt nhẹ bàn tay trên phím đàn với dáng vẻ hồn nhiên xinh đẹp, miệng nở những nụ cười tươi thắm phát ra những trùm âm thanh trong trẻo quyến rũ người nghe.

Nếu bài hợp xướng mở đầu với 2 bài do NSND Cao Việt Bách chỉ huy: Giải phóng miền Nam của Lưu Hữu Phước chứa đầy nhiệt huyết, là hồi kèn kêu gọi vùng lên giải phóng dân tộc giành thống nhất non sông, nó thể hiện ý chí kiên cường bất khuất và lòng dũng cảm của quân dân ta thì bài Cuba – Venxerenoc lại thổi vào lòng người sự tự tin chiến thắng khúc khải hoàn chiến thắng của quân dân Cuba kiên cường thông minh kết thành chiến lũy bất khả xâm phạm để giữ vững chủ quyền độc lập, tự do với khẩu hiệu Tổ quốc hay là chết.

Hai bài hát tràn ngập niềm tin ý chí và thể hiện sức mạnh của dân tộc thà hy sinh thân minh quyết giữ vững ý chí độc lập dân tộc không sợ, không nao núng trước bạo lực của kẻ thù.

Hai bài hát của 2 nước như đồng lòng quyết tâm, vai kề vai, cánh sát cánh đi tới đích cuối cùng phải dành độc lập – tự do.

Chắc ai cũng hiểu và quý mến hâm mộ NSND Cao Việt Bách mỗi khi ông ra chỉ huy hợp xướng, thân hình ông không cao to song cánh tay cầm đũa chỉ huy thì dũng mạnh, thôi thúc công chúng gián mắt, căng tai mà xem mà nghe những tiết tấu hùng tráng oanh liệt của bài ca.

Đó chính là tâm hồn tình cảm và ý chí cũng như phong cách tài năng của NSND Cao Việt Bách thông qua màn hợp xướng – giải phóng miền Nam và Cuba chiến thắng càng làm cho không khí của buổi biểu diễn thêm khí thế hừng hực của sức mạnh của tình yêu, tình hữu nghị hai dân tộc Việt Nam – Cuba thêm đằm thắm yêu thương chung một chiến hào.

Múa theo cờ giải phóng

Không khí hừng hực sôi động của hai bài hợp xướng vừa kết thúc – tiết mục độc tấu đàn bầu của Đức Nhuận với bài Việt Nam quê hương tôi của Đỗ Nhuận thật mát mẻ, dịu dàng, một bức tranh âm nhạc nêu lên cảnh thanh bình tuyệt mỹ của quê hương biển rộng sông giàu lũy tre xanh mướt bên cánh đồng lúa trĩu vàng làm người nghe say đắm muốn ôm lấy đất nước tươi đẹp như bức tranh thủy mặc thì điệu múa Theo cờ giải phóng của Ngọc Canh – Hoàng Xuân Cống, âm nhạc Đôn Truyền do Thúy Quỳnh sắm vai chị giải phóng quân, Vân Quyền trong vai vợ anh Thắng viên sĩ quan quân Ngụy Sài Gòn, Như Bình trong vai người sĩ quan ngụy và Lệ Hằng trong vai con anh Thắng. Ấn tượng nổi bật cao trào của vở diễn là hình tượng viên sĩ quan Mỹ chỉ huy trận càn, xông vào nhà người vợ sĩ quan Ngụy đập phá và giằng xé vợ anh ta để hãm hiếp thì đứa con gái vội lấy khung ảnh của bố mình đập vào đầu viên sĩ quan Mỹ, viên sĩ quan rút ngay súng bắn chết cô con gái của vợ người sĩ quan ngụy. Vừa lúc đó, anh Thắng từ trận càn ở làng bên chạy về nhà thấy con gái nằm chết ở sân nhà còn vợ mình thì bị “sếp” của mình là sĩ quan Mỹ đang ôm ghì lấy người vợ của mình. Anh Thắng xông vào giằng co để cứu vợ mình khỏi nanh vuốt của tên gian ác, tưởng như bị tên sĩ quan Mỹ chỉ huy trận càn đang đè ghì anh Thắng ở thế nguy kịch thì đúng lúc, chị cán bộ mặt trận cùng đồng đội xông tới, kịp cứu nguy cho anh Thắng và chị giải phóng quân tập hợp quần chúng dân làng còn anh Thắng bế xác con mình dẫn đầu đoàn biểu tình tố cáo tội ác của kẻ địch. Ở hình tượng cao trào và đẹp nhất đó chính là khi anh Thắng nâng xác con gái mình bị chết vì viên đạn của tên cướp nước.

Lúc này tất cả lính Cuba đứng lên tiếp tục thay anh Thắng, bế người con gái anh Thắng đi vòng trên sân khấu, sau đó đoàn người tràn xuống quảng trường hô vang, đả đảo đế quốc, đả đảo dã man. Sau khi vòng qua quảng trường, viên chỉ huy lính Cuba cầm micro đứng giữa sân khấu hô to: "Vì Việt Nam, chúng ta sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình, Việt Nam chiến thắng, Việt Nam chiến thắng".

Múa: Điệu nhảy Chachacha, Biểu diễn: Hoa Mai, Tú Linh

NSND Cao Việt Bách và dàn nhạc lại vang lên bài Cuba – Venxerenoc (Khúc tráng ca khải hoàn – Cuba anh hùng, Cuba chiến thắng từ chương trình nghệ thuật biến thành cuộc mitting, diễu hành, tất cả diễn viên, nghệ sĩ Việt Nam cùng lính Cuba biểu dương lực lượng, thể hiện tình đoàn kết keo sơn chung một chiến hào dành độc lập tự do.

Các chiến sĩ Cuba với tinh thần sức chiến đấu truyền thống của cuộc khởi nghĩa do Fidel chỉ huy trên con tàu Granma trong trận đánh Batista ngày 1/1/1959 lật đổ chế độ cũ, thành lập nước Cộng hòa Cuba cũng như hình ảnh lãnh tụ Cuba, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Cuba, đồng chí Fidel Castro yêu quý Việt Nam đã không quản nguy hiểm khó khăn, đã sang Việt Nam thăm, động viên quân dân Việt Nam, trong cuộc chiến đấu vì độc lập – đồng chí Fidel đã có mặt tại chiến trường Quảng Trị tháng 9/1973 là một minh chứng sống động hùng hồn thể hiện tình cảm yêu quý nhân dân Việt Nam. Có thể nói, hiếm thấy một tình cảm nào cao đẹp hơn giữa quan hệ hai nước như Cuba dành cho Việt Nam một trong những tình cảm của tình đồng chí còn thể hiện trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đó chính là sự có mặt và biểu diễn của ngôi sao bale Cuba, tiến sĩ Alisa Alonxo, Giám đốc Học viện Múa Lahabana, chính bà đã được biểu diễn cho Bác Hồ thưởng thức nghệ thuật bale Cuba. Ở tuổi 60, mắt cũng đã mờ bà vẫn trình diễn điêu luyện màn: Cái chết con thiên ngha, âm nhạc Xanh Xăng (Pháp, biên đạo Phokin - Nga).

Đáp lại tình cảm của nhân dân Cuba và yêu quý đất nước, con người và nghệ thuật của Cuba, tôi đã học được những tạo hình động tác của các điệu nhảy Salsa, Rhumba, mambo. Song điệu nhảy chachacha tôi biến thành tiết mục biểu diễn, những năm 1965-1975, điệu nhảy chachacha luôn vang lên và lan tỏa các sân khấu chuyên nghiệp và trong các vũ trường, đó là món quà của nhân dân Cuba trao tặng cho chúng ta mãi mãi tình hữu nghị anh em Việt Nam – Cuba đời đời bền vững.

ThS. NSUT Như Bình

Nguồn Người Làm Báo: http://nguoilambao.vn/nhan-ky-niem-60-nam-quan-he-viet-nam-cu-ba-n22963.html