Tình hình dịch COVID-19 tính đến chiều 14-2

Tính đến chiều 14-2, tổng số ca tử vong trên toàn thế giới vì dịch COVID-19 là 1.383 ca và 64.437 ca nhiễm. Con số này đã được điều chỉnh giảm so với số liệu buổi sáng do có nhầm lẫn.

Báo South China Morning Post (SCMP) dẫn số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết tính đến chiều ngày 14-2, tổng số ca tử vong trên toàn thế giới vì dịch COVID-19 là 1.383 ca với 64.437 ca nhiễm. Có 6.766 ca nhiễm được chữa khỏi.

Báo South China Morning Post (SCMP) dẫn số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết tính đến chiều ngày 14-2, tổng số ca tử vong trên toàn thế giới vì dịch COVID-19 là 1.383 ca với 64.437 ca nhiễm. Có 6.766 ca nhiễm được chữa khỏi.

Số người tử vong và ca nhiễm virus COVID-19 tính đến chiều 14-2. Đồ họa: SCMP

Hiện đã có 3 ca tử vong ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục, bao gồm 1 ở Philippines và một ca ở đặc khu Hong Kong hôm , và một ở Nhật Bản.

Số người chết đã được điều chỉnh giảm so với số liệu sáng nay. Theo báo cáo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, con số đã bị nhầm lẫn trong việc thu thập dữ liệu.

1.716 nhân viên y tế Trung Quốc nhiễm virus COVID-19

Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) của Trung Quốc cũng lần đầu tiên công bố số nhân viên y tế nhiễm bệnh là 1.716 người, theo South China Morning Post.

Phần lớn các trường hợp nhân viên y tế nhiễm bệnh được ghi nhận tại tỉnh Hồ Bắc, tuyến đầu của nỗ lực khống chế dịch bệnh, với 1.502 ca trường hợp. Trong số đó, có đến 1.102 người là nhân viên y tế làm việc ở thành phố Vũ Hán, nơi đầu tiên bùng phát dịch bệnh vào tháng 12-2019 và đang chịu lệnh phong tỏa.

Một du khách tự trang bị bảo hộ để chống virus COVID-19. Ảnh: SCMP

Trước đó, bác sĩ Lý Văn Lượng, 34 tuổi, qua đời ngày 7-2 cũng vì nhiễm virus COVID-19. Vị bác sĩ tại Vũ Hán là một trong những người đầu tiên cảnh báo với cộng đồng về sự xuất hiện của dịch bệnh nhưng sau đó chịu kỷ luật vì "tung tin đồn thất thiệt" và được yêu cầu giữ im lặng.

Trung Quốc chật vật chống dịch virus COVID-19 do thiếu kit thử chất lượng

Các cơ quan chức năng tại Trung Quốc trong hai tuần qua đã cấp phép sử dụng đến 7 loại kit thử nhận dạng virus corona bằng phương pháp acid nucleic.

Tình trạng thiếu hụt bộ xét nghiệm và kết quả thiếu chất lượng đang khiến tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc thêm trầm trọng. Nó làm dấy lên lo ngại rằng số người nhiễm thực tế nhiều hơn những số liệu chính thức do kết quả xét nghiệm không chính xác.

Trong nỗ lực khắc phục bất cập này, chính phủ Trung Quốc hai tuần qua đã cấp phép bảy công ty đưa vào sử dụng các kit thử sử dụng phương pháp acid nucleic để nhận diện người nhiễm virus corona. Phương pháp được phát triển lần đầu khi SARS bùng phát tại Trung Quốc và có thể cho kết quả trong vài tiếng.

Tuy nhiên, do xét nghiệm bao gồm nhiều bước, sai sót xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào cũng ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, theo Li Yan, lãnh đạo trung tâm chẩn đoán xét nghiệm tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán. Còn theo ông Wang Chen, Chủ tịch Học viện Khoa học Y dược Trung Quốc, tỉ lệ chính xác của phương pháp chỉ từ 30-50%.

Nhật Bản đẩy mạnh chống virus COVID-19 sau khi có ca tử vong đầu tiên

Nhật Bản cho biết sẽ tăng cường các biện pháp ngăn lây lan virus COVID-19, bao gồm mở rộng các thủ tục xét nghiệm và chữa trị, sau khi ghi nhận ca tử vong đầu tiên ở nước này.

"Chúng tôi sẽ liên tục liên lạc với các chính quyền địa phương và mở rộng các thủ tục xét nghiệm, chữa trị cho bệnh nhân để ngăn dịch lây lan" - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết hôm 14-2.

Tuyên bố của ông Abe được đưa ra ngay sau khi một lực lượng đặc nhiệm được giao nhiệm vụ đối phó dịch bệnh đã vạch ra các biện pháp đối phó, gồm chi 10,3 tỉ yen (94 triệu USD) từ các quỹ dự trữ.

Chính phủ Nhật Bản cũng lên kế hoạch phối hợp với các công ty tư nhân để phát triển các bộ xét nghiệm, thuốc kháng virus và vaccine.

TÚ QUYÊN

Nguồn PLO: https://plo.vn/quoc-te/su-kien/tinh-hinh-dich-covid19-tinh-den-chieu-142-889729.html