Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 16/8: T-62M SAA bị 'sát thủ' chống tăng của phiến quân đánh bại

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 16/8: T-62M SAA bị 'sát thủ' chống tăng của phiến quân đánh bại; Nga nâng cấp UAV đối phó với phòng không Thổ Nhĩ Kỳ;...

T-62M SAA bị "sát thủ" chống tăng của phiến quân đánh bại

Hình ảnh được lực lượng phiến quân tại Deir Ezzor công bố.

Hình ảnh được lực lượng phiến quân tại Deir Ezzor công bố.

Lực lượng phiến quân tại Deir Ezzor vừa công bố cảnh dùng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Konkurs phá hủy tăng T-62M của SAA.

Vụ tấn công diễn ra hôm 14/8 tại vùng nông thôn của Deir Ezzor trong cuộc giao tranh với Quân đội Ả Rập Syria (SAA). Phiến quân ra tuyên bố cho biết: "Dù Konkurs không phải là vũ khí mới nhưng chính vũ khí này là "sát thủ" khiến nhiều tăng của SAA thiệt hại nhiều nhất trong thời gian qua".

Hồi đầu năm 2018, các tay súng khủng bố thuộc nhóm Hay'at Tahrir al-Sham đã phá hủy 2 chiến tăng T-62M chủ lực của quân đội Syria. Tính từ thời điểm đó đến nay, đã có khoảng gần 20 cỗ tăng thiết giáp thuộc quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad bị Konkurs phá hủy.

Tên lửa Konkurs được phát triển bởi Phòng thiết kế máy Tula (Tula KBP). Việc phát triển bắt đầu vào năm 1962 với mục đích chế tạo các thế hệ ATGM SACLOS tiếp theo, nhằm trang bị cho cá nhân, xe cơ giới để tiêu diệt xe tăng. 9M113 Konkurs được phát triển cùng với 9M111 Fagot (AT-4 Spigot).

Cả hai loại tên lửa này đều có cùng công nghệ nhưng khác nhau về kích thước. So với AT-4 Spigot, 9M113 Konkurs có kích thước lớn hơn (14,6 kg so với 11,5 kg) và tầm bắn xa hơn (4 km so với 2,5 km).

Tên lửa được thiết kế để có thể bắn từ xe cơ giới, dù nó có thể bắn đi từ kiểu mới nhất của thiết bị phóng 9M111. Tổ hợp 9M113 là một phần không thể thiếu của xe BMP-2, BMD-2 và BRDM-2.

Nga nâng cấp UAV đối phó với phòng không Thổ Nhĩ Kỳ

Forpost-R

Truyền thông Nga mới đây loan báo rằng lực lượng vũ trang nước này sẽ triển khai các máy bay không người lái (UAV) vũ trang tầm xa vào năm 2021. Đây sẽ là những mẫu UAV được ra mắt trước mẫu máy bay không người lái tấn công hạng nặng S-70 Okhotnik ấn định vào năm 2024, sớm hơn một năm so với kế hoạch ban đầu.

Giới quan sát nhận định, động thái của Nga cho thấy sự tập trung ngày càng lớn đối với việc trang bị các hệ thống không người lái tiên tiến - vài tháng sau khi máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ qua mặt hàng loạt hệ thống phòng không do Nga sản xuất ở Syria.

“Năm tới, quân đội sẽ bắt đầu nhận được các máy bay không người lái tầm xa đa năng, không chỉ có khả năng theo dõi trên không mà còn có thể tấn công các cơ sở của đối phương bằng các loại đạn chính xác cao”, TASS dẫn lời Phó Tổng tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, Trung tướng Sergei Dronov, cho biết.

Danh tính của các máy bay không người lái mới vẫn chưa được tiết lộ. Trên thực tế, Nga đã phát triển và thử nghiệm một số máy bay không người lái cỡ lớn trong vài năm qua và chúng đang ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.

Mỹ thất bại lệnh cấm vận vũ khí với Iran

Ngoại trưởng mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AP

Hãng Reuters cho rằng, Mỹ đã không thành công trong nỗ lực gia hạn cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Iran trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất một thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo thế giới nhằm tránh xung đột trước thách thức của Mỹ kích hoạt trở lại tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối phó với Tehran.

Trong cuộc bỏ phiếu Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc, Nga và Trung Quốc đã phản đối với gia hạn lệnh cấm vũ khí, dự kiến sẽ hết hiệu lực vào tháng 10 theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các siêu cường thế giới. 11 thành viên bỏ phiếu trắng, bao gồm Pháp, Đức và Anh trong khi Washington và Cộng hòa Dominica là hai quốc gia có phiếu thuận.

"Sự thất bại của Hội đồng bảo an đối với việc không hành động quyết đoán trong nỗ lực bảo vệ an ninh và hòa bình quốc tế là điều thấy rõ", Ngoại trưởng mỹ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố.

Theo hãng tin, giờ đây Mỹ sẽ tiếp tục kích hoạt trở lại tất cả các trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran bằng việc sử dụng một điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân cho dù Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận này trong năm 2018. Giới ngoại giao cho rằng Mỹ có thể làm điều này sớm nhất là trong tuần tới nhưng sẽ phải đối mặt với cuộc chiến khó khăn và phức tạp.

"Trong những ngày tới, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện lời hứa là sẽ không ngừng việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc – ông Kelly Craft cho biết trong một tuyên bố.

Giới ngoại giao cũng nói rằng, những động thái như vậy sẽ khiến cho thỏa thuận hạt nhân vốn dĩ đã "mong manh" rơi vào rủi ro bởi vì Iran đã mất đi động lực chính để hạn chế các hoạt động hạt nhân của mình. Trong thời gian dài, các cáo buộc nói rằng, Iran đã vi phạm một số điều của thỏa thuận hạt nhân được xem là phản ứng đối phó với việc Mỹ về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và các lệnh trừng phạt đơn phương.

Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc - Majid Takht Ravanchi cảnh báo Mỹ không nên cố gắng kích hoạt trở lại các lệnh trừng phạt trở lại và sẽ phải chịu trách nhiệm trước các động thái.

Hoa Vũ (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-168-t-62m-saa-bi-sat-thu-chong-tang-cua-phien-quan-danh-bai-a335144.html