Tin thị trường: thị trường khó phục hồi, cạnh tranh tăng cao

Rystad Energy dự báo đầu tư toàn cầu vào lĩnh vực upstream cần nhiều thời gian để hồi phục về mốc trước khủng hoảng 2019, trong đó, mảng đầu tư offshore dự kiến phục hồi nhanh nhất vào năm 2023-2024, mảng onshore có thể phải đến năm 2028-2029, bao gồm cả dầu đá phiến.

Westwood Energy dự báo, trong giai đoạn 2021-2025, các công ty dầu khí sẽ chi tổng cộng khoảng 950 tỷ USD cho lĩnh vực dịch vụ khoan và bảo trì giếng. Ba thị trường chính chiếm đến 62% bao gồm Mỹ (323 tỷ USD), Trung Quốc (150 tỷ USD) và LB Nga (118 tỷ USD). Thị trường dịch vụ dầu khí sẽ phục hồi trước đầu tư upstream, dự kiến vào năm 2025.

Biểu đồ dưới đây cho thấy đầu tư vào khâu upstream khó có thể phục hồi về mức 2019. Màu xanh dương thể hiện đầu tư các dự án ngoài khơi, đỏ - đá phiến và xanh là cây – các dự án trên bờ.

Theo đánh giá của Shell, thị trường LNG thế giới trong 15 năm tới tăng trưởng 3,5%/năm, nhu cầu bổ sung đến năm 2035 ước tính đạt 340 tỷ m3. Trong khi đó, ngoài LB Nga, các cường quốc LNG như Qatar, Mỹ, Úc đều có kế hoạch tăng mạnh năng lực sản xuất, cụ thể, Mỹ tăng từ 100 tỷ m3 năm 2020 lên 142 tỷ m3 vào năm 2025 và đến năm 2025 - 285 tỷ m3, Qatar khoảng 47 tỷ m3 vào năm 2025.

Như vậy, dự báo sẽ có cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước sản xuất LNG trong thập kỷ tới. Lợi thế cạnh tranh của LNG Nga – giá thành, đã bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng nhập khẩu ở mức 3,7-7,0 USD/MMBtu so với 2,8 – 11,0 USD/MMBtu đối với LNG Qatar, Úc tại thị trường châu Á-TBD và 7,0 – 10,0 USD/MMBtu đối với LNG Mỹ. Giá thành LNG Nga được tính dựa trên chi phí khai thác 0,2-1,0 USD/MMBtu, chi phí hóa lỏng (xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng xuất khẩu) khoảng 2,0-4,0 USD/MMBtu, chi phí vận chuyển đến người tiêu dùng khoảng 1,5-2,0 USD/MMBtu.

Viễn Đông

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/tin-thi-truong-thi-truong-kho-phuc-hoi-canh-tranh-tang-cao-605401.html