Tin nổi bật trong tuần từ 2 - 7/7

Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số; Doanh nghiệp FDI tạo 'sức ép' cho doanh nghiệp nội Mức trần nợ công rất dễ bị phá vỡ… là những thông tin nổi bật trong tuần từ 2 - 7/7/2018.

1. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Toàn cảnh hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững năm 2018

Tại Hội nghị Toàn quốc về phát triển bền vững năm 2018 với chủ đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0”, nhiều chuyên gia cho biết, kỷ nguyên số sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội nhưng cũng tạo ra không ít thách thức. Điều này đòi hỏi các nền kinh tế phải có sự ứng phó kịp thời. Trong đó lựa chọn hướng đi về phát triển bền vững vào đào tạo nguồn lao động có nguy cơ bị thay thế bằng người máy với những kỹ năng mới để phù hợp với yêu cầu công việc mới.

Xem chi tiết tại đây

2. Doanh nghiệp FDI tạo "sức ép" cho doanh nghiệp nội

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 được tổ chức mới đây, ông Tomaso Andreatta - đồng Chủ tịch VBF cho rằng, năm 2018 là năm quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và duy trì được nguồn đầu tư ổn định từ bên ngoài.

Đại biểu tham dự Diễn đàn VBF giữa kỳ 2018

Tuy nhiên, theo ông Tomaso, Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức, trong đó có yếu tố từ bên trong và bên ngoài. Ví dụ yếu tố bên ngoài đó là bảo hộ thương mại, chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế. Yếu tố bên trong đó là có thể xảy ra việc vỡ bong bóng bất động sản và gây hậu quả lên hệ thống ngân hàng, và ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Vì vậy, bên cạnh việc Việt Nam bảo vệ thị trường nội địa thì cũng cần sớm phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do — cần phê chuẩn các hiệp định đã ký và cải cách hệ thống luật pháp để tuân thủ các hiệp định này.

Xem chi tiết tại đây

3. Vụ sụt lún cầu vượt Mỹ Thủy: Sở GTVT TP. HCM nói gì?

Liên quan đến việc sụt lún cầu vượt Mỹ Thủy sau một ngày thông xe, ông Trần Quang Lâm - Phó Giám đốc Sở GTVT TP. HCM, cho biết việc sụt lún ở cầu vượt Mỹ Thủy mà báo chí phản ảnh thời gian qua không phải do lỗi thiết kế cũng không có tiêu cực.

Ông Trần Quang Lâm - Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM trả lời báo chí về vụ việc

Theo ông Lâm, về hiện tượng sụt lún, Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2 (chủ đầu tư dự án cầu vượt Mỹ Thủy) đã giải thích, đoạn này mới xử lý cho thông xe tạm, chờ hoàn chỉnh dự án sẽ hoàn chỉnh kết cấu áo đường theo thiết kế với độ cao thêm 1m. Đầu tháng 8/2018, Sở GTVT TP. HCM sẽ hoàn thiện phần được cho là lún vệt bánh xe và sẽ cố gắng thông xe sớm nhất vì đây là công trình trọng điểm chống kẹt xe, đồng thời sẽ tổ chức phân luồng giao thông.

Xem chi tiết tại đây

4. Nợ công Việt Nam đang trong tình trạng nào?

Các khoản vay ODA được vay về cho vay lại để tăng cường và đề cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Ảnh: Lam Anh.

Số liệu mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy nợ công nước ta giảm xuống mức 61,3% GDP năm 2017 từ mức 63,6% GDP của năm 2016, thấp hơn con số 62,6% GDP ước tính trước đó. Tuy nhiên, nợ công vẫn ở mức rất gần với ngưỡng nợ công 65% GDP do Quốc hội đề ra.

Nhìn nhận về thực trạng này, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, nếu không có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay, mức trần nợ công rất dễ bị phá vỡ trong thời gian tới.

Xem chi tiết tại đây

5. “Giải cứu” dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP HCM

Tại buổi họp báo thường kỳ của UBND TP HCM ngày 3/7, ông Võ Văn Hoan - Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP HCM đã khẳng định, dự án chống ngập của Tập đoàn Trung Nam sẽ được thi công tiếp.

Theo ông Hoan, khi triển khai dự án vào tháng 6/2016, lãnh đạo TP HCM đã yêu cầu rút ngắn thời gian thi công xuống còn 22 tháng để sớm giải quyết tình trạng ngập ngày càng nghiêm trọng. Khi đó Tập đoàn Trung Nam cũng đã cam kết sẽ hoàn thành trước ngày 30/4/2018.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công, Tập đoàn Trung Nam đã gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là về vấn đề giải phóng mặt bằng và thủ tục thanh toán vốn cho dự án. Hiện UBND TP HCM đang chỉ đạo các quận huyện có liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư để thi công.

Xem chi tiết tại đây

6. Đề xuất làm cáp treo vượt sông Hồng: Câu chuyện của tương lai

Đề xuất làm cáp treo đang gây ra nhiều tranh cãi

Trước đề xuất làm tuyến cáp treo vượt sông Hồng của Tập đoàn Poma để phục vụ vận tải công cộng, Sở GTVT Hà Nội cho biết chỉ mới tiếp nhận đề xuất. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng bài toán quy hoạch sông Hồng phải cân nhắc và tính toán kỹ để khơi dậy được tiềm năng.

Đánh giá về đề xuất này, TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia tư vấn cao cấp dự án JICA (Nhật Bản) cho rằng, mục tiêu dự án trên để giảm ùn tắc giao thông thì cần phải xem lại, để giảm ùn tắc thì thực tế không đem lại hiệu quả, các nước trên thế giới chưa ai làm cáp treo để giảm ùn tắc, và vì cáp treo chỉ phục vụ được cho người đi bộ nên dễ sẽ gia tăng áp lực giao thông.

TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông cũng bày tỏ sự quan ngại về tính khả thi của dự án và mục đích thật sự của chủ đầu tư. Dự án cáp treo vượt sông Hồng không mang tính khả thi cao, khó giải quyết vấn đề giao thông và sẽ lấy đi của Hà Nội nhiều quỹ đất.

Xem chi tiết tại đây

7. Nền kinh tế nào chịu thiệt hại nặng nề từ thuế quan của Trump?

Ông Trump đe dọa áp thuế bổ sung lên đến 500 tỷ USD nếu Trung Quốc đáp trả lại quyết định thuế quan của mình

Thương mại toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng sau khi Tổng thống Donald Trump liên tục áp thuế quan đối với Trung Quốc, EU, Canada... Sau khi một phần trong gói thuế 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 6/7/2018, ông Trump đe dọa áp thuế bổ sung lên đến 500 tỷ USD nếu Trung Quốc đáp trả lại quyết định thuế quan của mình.

Ông Taimur Baig, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng DBS của Singapore cho biết: “Việc mở cửa thương mại và tiếp xúc với chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ khiến Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan gặp nhiều khó khăn trong kịch bản rủi ro này”.

Xem chi tiết tại đây

8. Tân Tổng thống Mexico và cuộc chiến không tiếng súng với Mỹ

Chưa biết cuộc chiến tranh không tiếng súng giữa Mỹ và Mexico sẽ đem lại kết quả thế nào, song trước mắt đặt lên vai tân Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador vô vàn thử thách.

Bức tường biên giới khiến quan hệ Mỹ - Mexico trở nên tồi tệ hơn

Kể từ sau thế chiến thứ II, khi âm mưu biến Mỹ Latinh thành sân sau thất bại hoàn toàn, người ta ngỡ rằng Mỹ đã hết can dự vào tình hình khu vực này. Thực ra không hẳn thế, Obama đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba, nhưng với người láng giềng ương ngạnh Mexico chưa bao giờ “cơm lành canh ngọt”.

Đặc biệt sau khi Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi tháng 1/2017, chỉ sau đó một tuần người đứng đầu Nhà trắng tuyên bố xây bức tường dọc biên giới với Mexico nhằm ngăn chặn làn sóng di cư và ma túy vào “miền đất hứa”.

Xem chi tiết tại đây

9. Đà tăng TTCK Việt Nam sẽ quay trở lại vào cuối năm nay

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh về vùng 830-890 điểm trong ngắn hạn, nhưng sẽ biến động tích cực trở lại vào những tháng cuối năm nay.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta

Đó là nhận định của ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích CTCK Yuanta khi trao đổi với báo DĐDN về diễn biến thị trường chứng khoán thời gian qua và xu hướng thị trường những tháng cuối năm nay.

Xem chi tiết tại đây

10. Biến động tỷ giá chưa đáng ngại

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, diễn biến tăng tỷ giá thời gian qua vẫn nằm trong kế hoạch của NHNN, và cơ quan này hoàn toàn có thể kiểm soát được biến động của tỷ giá.

Tính chung từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng 220 đồng, tương đương mức tăng 0,98%, trong khi tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại tăng khoảng 295 đồng, tương đương 1,3%.

Xem chi tiết tại đây

11. Thủy sản và nguy cơ “thẻ đỏ”

Chế biến thủy sản XK tại Công ty Kiên Cường, Kiên Giang

Ủy ban Châu Âu (EC) vừa có quyết định gia hạn thêm thời gian để Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện “thẻ vàng” thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU tới tháng 1/2019.

Điều này đồng nghĩa với việc 100% lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác làm mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu...

Xem chi tiết tại đây

12. Nhận diện những rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam

Mặc dù Việt Nam được Fitch nâng mức xếp hạng tín nhiệm, tuy nhiên đây vẫn là mức “cờ đỏ”. Vì vậy đây vẫn được xem là một trong những rủi ro khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Đây là phân tích của ông Tomaso Andreatta, đồng chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ về việc nhận định những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư vào Việt Nam, tại buổi họp báo trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 được tổ chức mới đây.

Theo đó, ông Tomaso, mặc dù Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) hồi tháng 5 vừa qua đã thông báo nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) của Việt Nam từ mức “BB-” lên “”BB” với triển vọng “ôn định”. Tuy nhiên, điều này vẫn có nghĩa Việt Nam đang ở dưới mức an toàn để nhà đầu tư có thể yên tâm “rót vốn”. Nghĩa là thị trường đầu tư đang bị “cắm cờ đỏ” cảnh báo về khả năng không trả được nợ của Việt Nam là có. Mặc dù nhìn ở góc độ trong nước, Việt Nam có lịch sử trả nợ tín dụng rất tốt. Khi nhìn ở góc độ nhà đầu tư, đây vẫn là một chỉ báo về rủi ro.

Xem chi tiết tại đây

13. Giới taxi tiếp tục “than” điều kiện kinh doanh bất bình đẳng so với Grab

Hiệp hội taxi 3 miền Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM vừa gửi một loạt kiến nghị lên 4 bộ gồm Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.

Các hãng taxi truyền thống cho rằng Grab có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam

Theo đó, trong văn bản Bộ GTVT, Hiệp hội taxi 3 miền tiếp tục tố cáo Grab hoạt động thiếu kiểm soát, liên tiếp vi phạm pháp luật và có biểu hiện coi thường pháp luật Việt Nam.

“GrabShare hoạt động tràn lan ở những nơi chưa được phép, có dấu hiệu vi phạm tập trung kinh tế trong phi vụ sáp nhập giữa Grab và Uber, gây rối loạn thị trường, phá vỡ quy hoạch”, văn bản nêu.

Bên cạnh đó, Hiệp hội này cũng than vãn về sự thiếu công bằng giữa điều kiện kinh doanh taxi công nghệ và taxi truyền thống, mong muốn tháo gỡ những rào cản này bằng Nghị định mới thay thế Nghị định 86 đang được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu xây dựng.

Từ đó, Hiệp hội đề xuất Bộ GTVT có biện pháp phù hợp chấm dứt việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh của Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam với các hãng taxi truyền thống trong giai đoạn xây dựng Nghị định 86 mới. Đồng thời, đề nghị Bộ GTVT có hướng dẫn và định danh Grab là loại hình kinh doanh vận tải taxi, chịu khung pháp lý đối với taxi, tiến tới tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh tại Việt Nam.

Xem chi tiết tại đây

14. Khó ngăn chặn "cài cắm chính sách"

Trong một phiên họp cuối tháng 2/2018, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã cảnh báo tình trạng “cài cắm câu chữ bẫy doanh nghiệp”.

Ông Nguyễn Minh Đức

Nói với Diễn đàn Doanh nghiệp về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, trên thực tế không ít trường hợp pháp luật có các quy định như “phải có trang thiết bị phù hợp”, “phải có đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu”… nhưng lại không giải thích thế nào là “phù hợp” thế nào là “đáp ứng được yêu cầu”.

Ông cho rằng những kẽ hở pháp luật dẫn đến tham nhũng như vậy không phải là hiếm trong hệ thống pháp luật Việt Nam. “Điều đáng nói là đôi khi những quy định đó được cài cắm một cách cố tình vào các văn bản pháp luật bởi chính những người soạn thảo. Một phần nguyên nhân là do cán bộ soạn thảo đồng thời cũng sẽ là người thực thi chúng trong tương lai”, ông Đức nói.

15. Hải Phòng: Phá dỡ "nhà máy" tái chế dầu bức tử hàng trăm hộ dân

Lò tái chế dầu sau khi phá dỡ

Như Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, cơ sở tái chế dầu diesel đã nhiều năm hoạt động không phép, uy hiếp sức khỏe hàng trăm hộ dân thôn Hà Phú xã Hòa Bình đã được chính quyền huyện Thủy Nguyên phá dỡ, cấm hoạt động.

Theo đó UBND xã Hòa Bình đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an huyện Thủy Nguyên tiến hành làm việc với ông Trần Văn Lợi, thường trú tại xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên yêu cầu chủ cơ sở chấm dứt việc sản xuất tái chế dầu, tự nguyện tự tháo dỡ toàn bộ phần lò đốt và di dời toàn bộ nguyên vật liệu ra khỏi địa phận xã Hòa Bình.

Trên cơ sở biên bản làm việc, ông Trần Văn Hấn - Chủ tịch UBND xã Hòa Bình giao công an xã Hòa Bình đôn đốc việc thực hiện tháo dỡ lò, di dời nguyên vật liệu ra khỏi xã Hòa Bình theo thời gian đã chỉ đạo.

Xem chi tiết tại đây

16. Siết tín dụng vào bất động sản: Ngân hàng "vừa đấm vừa xoa"?

Bàn về vấn đề chính sách tiền tệ và lãi suất đang tác động đến thị trường BĐS, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu băn khoăn, phải chăng Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng chính sách “vừa đấm vừa xoa” với BĐS?.

Ngân hàng chưa có sự dứt khoát trong lộ trình siết tín dụng vào bất động sản

"Thông thường, khi chính sách tiền tệ nới lỏng, thị trường BĐS phát triển, khi chính sách thắt chặt, thị trường sẽ thu hẹp. Tuy nhiên, với tình trạng hiện tại, thật khó để nói Chính phủ Việt Nam đang nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ" - ông Hiếu cho biết.

Cũng theo ông Hiếu, siết tín dụng vào BĐS của ngành ngân hàng vẫn còn là một câu chuyện dài, khi tới đây hệ số rủi ro cho vay BĐS được nâng lên từ 100% lên 150% và hiện tại là 200%, bắt đầu từ đầu năm 2019, còn có thể lên 250%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn bị siết mạnh từ 60% xuống còn 45% và cuối năm dự kiến sẽ kéo xuống 40%. Điều này cho thấy chính phủ quyết tâm siết tín dụng vào BĐS.

Xem chi tiết tại đây

Thiên Bình

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/tin-noi-bat-trong-tuan-tu-2-7-7-2018-132207.html