Tín hiệu nào cho quan hệ Mỹ - Trung trong nhiệm kỳ Tổng thống đắc cử Biden?

Khi Tổng thống đắc cử Joe Biden đối mặt với nhiều sóng gió trong giai đoạn chuyển giao quyền lực thì chính sách ngoại giao có thể đang là điều cuối cùng ông nghĩ tới.

Là trung tâm của thế giới, các nhà lãnh đạo nước ngoài ắt hẳn luôn chú ý đến chính sách ngoại giao của Mỹ, đặc biệt là vào thời điểm này. Các nước chắc chắn sẽ hi vọng có thể thiết lập lại quan hệ ngoại giao và phục hồi quan hệ với nước Mỹ trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống đắc cử Biden.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN

Giới quan sát nhận định sẽ ít có cơ hội thay đổi trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc - vốn dĩ đang tồn tại nhiều căng thẳng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Trong bốn năm qua, cả hai nước đã có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề thuế quan, các tiếp cận hạn chế đối với các công ty công nghệ, các nhà báo và ngoại giao đến việc đóng cửa các lãnh sự quán.

Giới phân tích ở cả Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục mở các cuộc tranh luận ở giai đoạn chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống Trump và Tổng thống đắc cử Biden. Liệu ông Biden có áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Trung Quốc hay sẽ thiết lập lại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh? Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin các tín hiệu của Bắc Kinh vẫn đang giữ im lặng và chưa thể có phỏng đoán chính xác về hướng đi của chính quyền Mỹ mới trong thời gian tới.

"Trung Quốc không nên ảo tưởng về động thái đảo ngược hay xoa dịu quan hệ Mỹ-Trung trong thời gian tới cũng như không nên giảm đi niềm tin vào việc cải thiện quan hệ song phương. Sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc và các biểu hiện đối phó với Bắc Kinh có lẽ sẽ vẫn tiếp tục", tờ Global Times nhận định.

Đến hiện tại, theo CNN, chưa có tuyên bố chính sách chính thức nào đối với Trung Quốc công khai từ đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Biden. Giới phân tích hiện vẫn đang nhìn lại các tuyên bố trong quá khứ và các bình luận gần đây về về chiến dịch tranh cử của ông Biden.

Quan hệ với Bắc Kinh

Trong chính quyền cựu Tổng thống Obama, khi ông Biden còn là phó Tổng thống Mỹ từ năm 2009 đến năm 2017, quan hệ với Bắc Kinh được đánh giá quan trọng trong bối cảnh Trung Quốc vươn lên là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Mặc dù Trung Quốc đã đạt được các thành tích mạnh mẽ về kinh tế và quân sự nhưng ngoại giao trong suốt thời điểm này giữa Mỹ và Trung Quốc chủ yếu tập trung vào nỗ lực hợp tác thay vì đối đầu. Các mâu thuẫn lớn hầu như được kiềm chế và tập trung vào các vấn đề an ninh.

Trong nhiệm kỳ của ông Obama, mối quan hệ giữa hai nước định hình trong thế kỷ 21 và quan hệ ổn định không chỉ là quan trọng cho Mỹ mà còn là cả với thế giới.

Ông Biden từng đến Bắc Kinh nhiều lần thúc đẩy nỗ lực nhằm đạt được sự ủng hộ của Trung Quốc đối với một số chính sách quan trọng của Mỹ, bao gồm nỗ lực kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

Trong các bài phát biểu chính thức, ông Biden đã mô tả quan hệ hai nước đang trong tín hiệu lạc quan.

"Nếu chúng ta tiếp tục mối quan hệ hiện tại trong mô hình mới thì các khả năng đều bị hạn chế", ông Biden khẳng định.

Tuy nhiên, mặc dù các cáo buộc từ chiến dịch của ông Trump cho rằng ông Biden đang đến gần Trung Quốc hơn thì các bằng chứng khẳng định quan điểm của ông có thể sẽ thay đổi trong những năm gần đây phù hợp với tâm trạng thay đổi ở Washington – nơi Bắc Kinh được xem là đối tác tiềm năng của Mỹ nhưng cũng có thể là đối thủ.

Sự tập trung mới vào Trung Quốc là bằng chứng thể hiện rõ ở tài liệu cương lĩnh của Đảng Dân chủ đã phát hành vào tháng 8/2020.

Thương mại Mỹ - Trung

Một trong số các kế hoạch trong nền tảng chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump là cuộc chiến thương mại của ông với Trung Quốc.

Bắc Kinh và Washington đã đạt được một số thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" vào tháng 1/2020 nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết, bao gồm cả việc Trung Quốc trợ cấp cho các công ty nhà nước đang cạnh tranh toàn cầu.

Các đánh giá gần đây từ ông Biden gợi ý ông sẽ tiếp tục hành động đối phó với Bắc Kinh trong các chính sách kinh tế. Tuy nhiên, trong bài phỏng vấn hồi tháng Tám, ông Biden bày tỏ tin tưởng rằng việc áp thuế là tín hiệu không tốt cho cả Mỹ mà không phải chỉ Trung Quốc.

Sản xuất đang có tín hiệu suy thoái. Ngành nông nghiệp đang mất hàng tỷ đôla mà người đóng thuế phải trả. Thay vào đó, ông Biden có thể ủng hộ xây dựng liên minh toàn cầu nhằm buộc Trung Quốc phải tự do hóa nền kinh tế.

"Những gì tôi muốn Trung Quốc làm là chơi theo quy tắc quốc tế chứ không phải tự đi theo cách của họ. Chúng ta cần phải có luật lệ trong cuộc chơi", ông Biden nhấn mạnh.

Thêm vào đó, có các tín hiệu cho thấy ông Biden có thể nắm lấy các khía cạnh cuộc chiến công nghệ theo cách của Tổng thống Trump nhằm đối phó với Trung Quốc. Dưới nhiệm kỳ của ông Trump, Mỹ đã cố gắng thúc đẩy các đối tác ngoại giao, từ chối công nghệ 5G của Trung Quốc.

Vào tháng Chín, ông Biden từng bày tỏ lo ngại về việc ứng dụng Tik Tok của Trung Quốc đáng sử dụng rộng rãi và các quan ngại đối với Mỹ.

"Tôi cho rằng thực sự lo lắng với ứng dụng chia sẻ video này khi nó có khả năng tiếp cận hơn 100 triệu người trẻ, đặc biệt là ở Mỹ", ông nói.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/tin-hieu-nao-cho-quan-he-my-trung-trong-nhiem-ky-tong-thong-dac-cu-biden-20201116110629721.htm