Tín hiệu lạ phát ra hành tinh khắc nghiệt nguy hiểm cho sự sống

Các nhà thiên văn cho rằng những hành tinh như Cận Tinh có thể nguy hiểm cho sự sống. Bởi, những hành tinh này rất gần với các ngôi sao chủ của chúng, nhiều ngôi sao lùn đỏ thường xuyên tạo ra các vụ nổ mạnh.

 Cận Tinh là thành viên thứ ba của hệ thống Alpha Centauri là Proxima Centauri (viết tắt là Proxima Cen) bao quanh hai ngôi sao ở trung tâm trong một quỹ đạo rộng. Đây là “hàng xóm” gần nhất của Mặt trời, với khoảng cách 4,2 năm ánh sáng.

Cận Tinh là thành viên thứ ba của hệ thống Alpha Centauri là Proxima Centauri (viết tắt là Proxima Cen) bao quanh hai ngôi sao ở trung tâm trong một quỹ đạo rộng. Đây là “hàng xóm” gần nhất của Mặt trời, với khoảng cách 4,2 năm ánh sáng.

Có thể một trong những hành tinh của Cận Tinh phù hợp cho sự sống. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra dấu hiệu của thời tiết không gian khốc liệt từ Cận Tinh.

Điều nay đồng nghĩa với việc một hành tinh quay quanh có thể bị nổ tung bởi các hạt nguy hiểm và từ trường. Mặt trời là một ngôi sao lùn màu vàng mang sự sống duy nhất được biết đến trong vũ trụ là Trái đất.

Tuy nhiên, Cận Tinh hoàn toàn khác. Nó là một ngôi sao lùn đỏ, có đường kính chỉ bằng 15% Mặt trời và nhiệt độ bề mặt là 3.000 K (độ Kelvin), mát hơn nhiều so với Mặt trời - 6.000K.

Cận Tinh có ít nhất hai hành tinh: Cận Tinh b - một “siêu Trái đất” bằng đá nằm ở giữa vùng Goldilocks của Cận Tinh và Cận Tinh c. Đây là một “sao Hải Vương” nằm ở xa hơn.

Các nhà thiên văn đã nghi ngờ những hành tinh như Cận Tinh b có thể là ngôi nhà nguy hiểm cho sự sống. Bởi, những hành tinh này rất gần với các ngôi sao chủ của chúng. Nhiều ngôi sao lùn đỏ thường xuyên tạo ra các vụ nổ mạnh.

Đây là các vụ nổ bức xạ dữ dội truyền ra ngoài không gian. Nếu các hành tinh như Cận Tinh b không có những tính năng bảo vệ như bầu khí quyển dày hoặc từ trường mạnh, chúng sẽ tiếp xúc với mức độ bức xạ nguy hiểm.

Vào ngày 29/4/2019, Kính viễn vọng Vô tuyến Parkes ở Australia bắt đầu liệt kê các tín hiệu vô tuyến từ người hàng xóm gần nhất của Mặt trời - Cận Tinh.

Khi các nhà thiên văn học phân tích chi tiết hơn, họ nhận thấy điều kỳ lạ - một âm thuần duy nhất ở tần số 982,02 MHz xuất hiện 5 lần trong dữ liệu. Có khả năng rằng, tín hiệu có thể là bằng chứng của một nền văn minh tiên tiến trên Cận Tinh.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ khả năng này và nói rằng, ít nhất, tín hiệu phải xuất hiện lại trước khi đưa ra kết luận. Và, tín hiệu đã không được phát hiện một lần nữa, mặc dù các chuyên gia đã tìm kiếm nhiều lần.

Họ gọi tín hiệu bí ẩn này là Breakthrough Listen Candidate 1 (BLC1). Tín hiệu này rất thú vị vì các âm băng hẹp thường không xảy ra trong tự nhiên, thay vào đó có xu hướng tạo ra nhiễu băng rộng.

Nhưng BLC1 có tất cả các đặc điểm của dấu hiệu bắt nguồn từ nền văn minh công nghệ.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tin-hieu-la-phat-ra-hanh-tinh-khac-nghiet-nguy-hiem-cho-su-song-1510953.html