'Tin giả' hay làn da rám nắng giả? Bức ảnh Tổng thống Trump với làn da màu da cam 'gây sốt' cộng đồng mạng

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa lên Twitter để phàn nàn về một bức ảnh 'gây sốt' đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng về làn da rám nắng trông như có màu da cam của ông và khiến cho hashtag #OrangeFace (Mặt màu da cam) trở thành xu hướng ở Mỹ.

Bức ảnh chụp của William Moon cho thấy da mặt ông Trump có màu da cam, cùng một đường viền màu trắng chạy dọc chân tóc (Ảnh: William Moon)

Bức ảnh chụp của William Moon cho thấy da mặt ông Trump có màu da cam, cùng một đường viền màu trắng chạy dọc chân tóc (Ảnh: William Moon)

"Lại thêm tin giả" - Tổng thống Trump viết trên Twitter - "Rõ ràng là bức ảnh này đã bị chỉnh sửa bằng Photoshop, nhưng gió có vẻ mạnh và mái tóc trông vẫn tốt đấy chứ?".

Ông Trump tố bức ảnh về ông bị chỉnh sửa trong một đoạn tweet (Ảnh: Twitter)

Phiên bản có màu của bức ảnh này, cũng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, thì dường như có độ tương phản (contrast) thấp hơn là phiên bản ảnh đen-trắng mà Tổng thống chia sẻ, nhưng sự khác biệt giữa phần tông màu trắng chạy dọc đường chân tóc của ông và phần tông da cam của phần còn lại của khuôn mặt ông là rất rõ ràng.

Cả hai bức nahr trên được chia sẻ trên Twitter và Instagram của một người đàn ông có tên là Wiliam Moon, mà trong phần tiểu sử của Twitter tự mô tả mình là "Phóng viên Nhà Trắng, Nhà báo, Nhiếp ảnh gia, Nhà thơ và người ăn chay".

Mặc dù ghi tiểu sử như vậy, nhưng ông Moon không hề được liệt vào danh sách các nhiếp ảnh gia Nhà Trắng, và cả tài khoản Instagram và Twitter của ông đều đã được xác nhận rõ. Tên tài khoản Twitter của ông là "White House Photos" (Ảnh chụp Nhà Trắng), trong khi tên tài khoản Instagram là "thewhitehousephotoes".

Theo hãng tin Vox, ông Moon chỉ đăng tải các bức ảnh chụp sự kiện mở cửa với báo chí, và nhiếp ảnh gia chính thức của chính quyền Tổng thống Trump là Shealah Craighead.

Mặc dù bằng cách nào đó mà ông Moon được phép tiếp cận Nhà Trắng và liên tục đăng tải các bức ảnh chụp Tổng thống Trump kể từ năm 2017 - thu hút được hơn 18.000 người theo dõi trên Twitter - ông dường như không có liên hệ với chính quyền Trump và có khi còn không phải là một thành viên của cộng đồng báo chí.

Thế nhưng, với các dòng chú thích rất đẹp đẽ kiểu như "Ngày hôm nay, @realDonaldTrump đang nhảy múa cùng ánh chiều ta và gió lớn khi ông đi bộ từ chuyên cơ Marine One ở Bãi cỏ phía Nam tới Phòng Bầu dục", ông Moon khó có thể chỉnh sửa bức ảnh trên để cố tình làm xấu gương mặt Tổng thống Trump.

Tài khoản của ông Moon cũng thường xuyên đăng tải nhiều phiên bản khác nhau của cùng một bức ảnh, trong đó bao gồm cả ảnh đen-trắng, điều chỉ ra rằng mọi sự chỉnh sửa đối với bức ảnh chụp ông Trump hôm thứ Bảy vừa qua không phải là "Tin giả" như Tổng thống viết trên Twitter.

Mặc dù ông Trump khẳng định rằng bức ảnh trên đã bị chỉnh sửa, nhưng một bức ảnh khác về ông, được chụp bởi các nhà báo của các hãng Bloomberg, EPA và AFP đều cho thấy Tổng thống Trump có gương mặt tương tự như bức ảnh của Moon.

Bức ảnh chụp cùng ngày của hãng tin Bloomberg cũng giống hệt bức ảnh mà William Moon chụp (Ảnh: Bloomberg)

Bất chấp về cuộc tranh cãi về bức ảnh đang "gây sốt" mạng, vị nhiếp ảnh gia bí ẩn người đã chụp và đăng tải nói...thì trên thực tế màu da của Tổng thống Trump đã là một đề tài tranh cãi sôi nổi suốt nhiều năm qua. Hồi đầu tháng này, tờ The New York Times đã đăng tải một bài viết trong đó gọi màu da của Tổng thống Trump là "bí mật quốc gia".

Một bài viết mà tờ The Washington Post đăng tải trong tháng 12/2019 nói rằng những người giúp việc trong nhà ông Trump phát hiện ra có lần ông đòi mua tới 2 thùng lớn các sản phẩm trang điểm khuôn mặt thuộc cùng một nhãn hiệu.

Huyền Chi

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/tin-gia-hay-lan-da-ram-nang-gia-buc-anh-tong-thong-trump-voi-lan-da-mau-da-cam-gay-sot-cong-dong-mang-380116.html