Tìm ra thuốc chữa hoàn toàn bệnh ung thư máu?

Dù mới chỉ là những bước đi ban đầu nhưng đây là tín hiệu đáng mừng trong việc tìm ra thuốc chữa hoàn toàn bệnh ung thư máu.

Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nature Medicine mới đây, nhóm các nhà khoa học từ Mỹ đã tìm ra một cách mới để chữa bệnh bạch cầu (ung thư máu), thay thế hóa trị liệu bức xạ, cách được coi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn bệnh này hiện nay.

Trong nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học từ Đại học Stanford và Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) phát hiện ra một phân tử gọi là "CD22" có khả năng giết các tế bào bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp, một bệnh ung thư phổ biến ở trẻ em.

Các nhà khoa học phát hiện ra điều này sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt một liệu pháp trị liệu tế bào gen "CAR T-cell".

CAR T-cell, là tế bào lympho T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm, có trong máu bệnh nhân sau khi đã tách riêng các tế bào T. Phương pháp này hoạt động bằng cách dùng các tế bào miễn dịch của bệnh nhân để tiêu diệt các tế bào bạch cầu gọi là "CD19".

Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, Mackell (nhà nghiên cứu của trường Đại học Stanford) và Terry Fry (nhà nghiên cứu huyết học nhi khoa của NIH) đã phát hiện ra một phân tử gọi là "CD22" có thể có khả năng tương tự.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xem xét và điều trị 21 bệnh nhân bị bệnh bạch cầu tế bào B, những người từ 7-30 tuổi thử nghiệm phương pháp mới "CD22", 17 người trước đó đã điều trị bằng liệu pháp CD19, 15 trong số họ đã tái phát hoặc chữa trị không hiệu quả.

Kết quả cho thấy rằng, ở mức độ liều lượng thấp nhất, một trong sáu bệnh nhân đã thuyên giảm bệnh. Với liều tăng cao hơn, 11 trong số 15 bệnh nhân cũng có kết quả khả quan.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng việc tập trung vào cả "CD19 và CD22" có thể tạo ra một cách tiêu diệt các tế bào ung thư, từ đó tìm ra liệu pháp mới để chữa bệnh bạch cầu trong tương lai.

Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư máu và phát triển trong tủy xương. Tủy xương và gồm có 3 tế bào máu chính là bạch cầu giúp chống nhiễm trùng, những tế bào máu mang oxy, tiểu cầu giúp đông máu và cầu máu.

Khi bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, một số tế bào hình thành máu, tạo máu hoặc tế bào ở tủy sống bị tổn thương. Kết quả là những tế bào này không hoạt động bình thường. Theo thời gian, những tế bào bạch cầu sẽ chèn lấn vào những tế bào bình thường của tủy xương, khiến cho hoạt động cơ thể bị ảnh hưởng.

Video: Phát hiện gen sống trăm tuổi, ngăn ung thư di căn

Thu Thủy

Nguồn VTC: https://vtc.vn/tim-ra-thuoc-chua-hoan-toan-benh-ung-thu-mau-d364754.html