Tìm hiểu về Tết Nguyên Đán của người Việt Nam

Tết Nguyên Đán còn có nhiều tên gọi khác, như Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền... Nói đến Tết là nói đến niềm vui, sum vầy, và hơn hết là trong mỗi chúng ta có dịp để nhìn lại năm đã qua, và bắt đầu một năm mới tốt đẹp hơn. Và đối với người Việt Nam, Tết cũng là ngày tạ ơn, nhớ về tổ tiên, cha mẹ, và những người có ơn với mình.

Việc chơi mai, đào, quất... cũng mang phong nét Việt Nam. Và đối với người Việt Nam, Tết cũng là ngày tạ ơn, nhớ về tổ tiên, cha mẹ, và những người có ơn với mình. Ảnh: Huyền

Việc chơi mai, đào, quất... cũng mang phong nét Việt Nam. Và đối với người Việt Nam, Tết cũng là ngày tạ ơn, nhớ về tổ tiên, cha mẹ, và những người có ơn với mình. Ảnh: Huyền

Hiện nay, một số tài liệu cho rằng, nguồn gốc Tết Nguyên Đán của Việt Nam từ Trung Quốc, hoặc là ít nhiều ảnh hưởng từ nước này? Tuy nhiên, cứ liệu khẳng định chắc chắn rõ ràng thì vẫn chưa thấy tài liệu nào thuyết phục. Rõ ràng, Tết Nguyên Đán ở Việt Nam thật khác xa so với Tết ở Trung Quốc.

Về Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, theo Th.S Hoàng Thị Tố Nga - Khoa SP Tiểu học - Mầm non, đăng trên trang Phật Giáo, thì nguyên nghĩa của chữ "Tết" chính là "tiết". Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).

Lịch sử Trung Quốc cho rằng, Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Về việc ăn Tết trong 7 ngày cũng như việc tính tháng Tết từ xa xưa được tác giả giải thích: “Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết.

Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng.

Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy”.

Mặc dù chưa thể thể khẳng định Tết Nguyên Đán của Việt Nam có phải xuất phát từ dân tộc mà ra, nhưng từ xa xưa, theo tác giả Lê Tắc trong An Nam chí lược viết vào thế kỷ XIII, phong tục tết của ta thật khác xa so với Trung Quốc.

Trên Wikipedia dẫn đoạn của Lê Tắc: “Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự-dụng, các quan tùy tùng đều mặc triều-phục hầu đạo tiền, tế điện Đế-Thích. Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan- Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động-Nhân, bái yết Tiên-Vương. Đêm ấy đoàn thầy tu vào nội làm lễ "Khu-Na" (nghĩa là đuổi tà ma quỷ mị). Dân-gian thì mở cửa đốt pháo tre, cổ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai con gái nhà nghèo, không có người mai dong để làm hôn-lễ, thì tự mình phối hợp với nhau.

Ngày Nguyên-Đán, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện Vĩnh-Thọ, các tôn-tử (con cháu nhà vua), các quan cận-thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường-Xuân, vọng bái các lăng tổ. Buổi sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên-An, các phi tần sắp lớp ngồi, các quan trong nội đứng lộn xộn trước điện đánh thổi các bài ca-nhạc trước đại-đình. Con cháu nhà vua và bề tôi sắp hàng bái hạ, ba lần rót rượu dâng lên. Xong, các tôn-tử lên điện chầu và dự yến. Các quan nội-thần ngồi tiểu điện phía tây, các quan ngoại thần ngồi hai bên tả hữu vua, ăn tiệc, đến trưa lần lượt đi ra. Các thợ khéo làm một cái đài "Chúng-tiên" hai tầng ở trước điện, một lúc thì cái đài ấy làm xong, vàng ngọc sáng chói. Vua ngồi ăn trên đài ấy, các quan làm lễ, trước sau chín lạy, và chín tuần rượu rồi giải-tán.

Ngày mồng hai Tết, các quan đều làm lễ riêng ở nhà. Ngày mồng ba Tết, vua ngồi trên gác Đại-Hưng, xem các tôn-tử và các quan nội-cung đánh quả bóng (quả cầu thêu), hễ bắt được mà không rơi xuống đất là thắng. Quả bóng lấy gấm mà làm, bằng nắm tay đứa bé, có tua đeo lòng thòng đến hai mươi sợi. Mùng năm Tết, lễ khai-hạ, ăn yến xong thì để quan và dân lễ các chùa miếu và du-ngoạn các vườn hoa”. Theo Lê Tắc, dân Việt đón lễ Tết từ tháng giêng cho đến tháng 3 âm lịch, chơi nhiều trò chơi như đá bóng, đá cầu, đánh cờ, đấu vật và tổ chức tế lễ”.

Và hiện nay, từ trò chơi dân gian, đến ăn mặc, ứng xử, nhất là tục làm bánh chưng, bánh dầy, sum họp gia đình, cho đến cách chơi Tết, thưởng Tết của Việt Nam cũng không lẫn vào bất cứ nước nào. Việc chơi mai, đào, quất... cũng mang phong nét Việt Nam. Và đối với người Việt Nam, Tết cũng là ngày tạ ơn, nhớ về tổ tiên, cha mẹ, và những người có ơn với mình.

Vũ Đoàn

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/tim-hieu-ve-tet-nguyen-dan-cua-nguoi-viet-nam-66970